Tìm hiểu các cơ hội định cư tại Đức
Du học tại Đức, sinh viên không chỉ được miễn học phí mà còn có cơ hội định cư; được Chính phủ Đức tạo điều kiện ở lại làm việc lâu dài; được doanh nghiệp nhận thực hành trả học phí và phụ cấp ăn ở, sinh hoạt phí cho học viên.
Sau khi hoàn tất chương trình học này, học viên sẽ nhận bằng Cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế chuyên ngành quản lý hệ thống nhà hàng – khách sạn. Với văn bằng này, họ sẽ được phép ở lại làm việc và cư trú lâu dài tại Đức.
Ảnh minh họa
Ngay sau khi hoàn tất chương trình học tại Đức, các du học sinh sẽ được nhận tấm bằng với giá trị quốc thế và có thể làm việc đa số các công ty trên thế giới. Tùy vào năng lực các nhân của bạn mà bạn được cấp thẻ visa dài hạn khoảng 18 tháng hoặc được cấp thẻ xanh mà được định cư lâu dài tại đây.Sinh viên từ các nước trên thế giới đều có thể ở lại Đức. Sau khi được cấp visa 18 tháng thì bạn có thời gian để tìm công việc cho mình. Tuy đã có visa ở lại tại Đức những bạn cũng phải có giấy chứng nhận nơi cư trú ổn định của mình.
Nếu bạn đã được một công việc phù hợp thì giấy phép cư trú đấy sẽ được chuyển từ du học sang mục đích lao động. Sau 5 năm làm việc, bạn sẽ được cấp phép định cư vô thời hạn tại Đức và ổn định sinh sống như người bản xứ tại Đức.
Cơ hội du học và lập nghiệp tại Đức.
Với hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới và bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, nước Đức là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam tìm kiếm cơ hội du học ở nước ngoài trong thời đất nước hội nhập. Hiện nay có khoảng 5.000 bạn trẻ Việt Nam đang học tập tại Đức. Số lượng sinh viên Việt Nam được cấp visa vào Đức du học ngày một tăng, khoảng 500 người một năm.
Du học tại Đức, sinh viên không chỉ không mất học phí mà còn có cơ hội định cư, được Chính phủ Đức tạo điều kiện ở lại làm việc lâu dài, đặc biệt là trong các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng lớn tại Đức như các ngành nhà hàng, khách sạn, dịch vụ… Bởi những năm trở lại đây dân số Đức giảm nhanh chóng do sự phát triển cơ cấu dân số: tỉ lệ sinh thấp, tuổi thọ tăng và sự già hóa xã hội. Nên nguồn nhân lực ở nước này được chú trọng trong việc phát triễn giáo dục cũng như các chế độ cho nhập cư, định cư tạ Đức. Điều kiện định cư tại Đức.
Theo Điều 10 Luật quốc tịch Đức (STAG), người muốn có quốc tịch Đức phải thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- 1. Có giấy phép cư trú tại thời điểm đó và cư trú hợp pháp từ 8 năm trở lên.
- 2. Đảm bảo cuộc sống về vật chất cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
- 3. Đủ điều kiện nhà ở theo quy định của CHLB Đức.
- 4. Đóng các bảo hiểm y tế đầy đủ.
- 5. Nếu tự hành nghề phải đóng bảo hiểm y tế.
- 6. Tiếng Đức đủ để giao dịch theo luật mới phải có chứng chỉ B, tiếng Đức và thi đỗ trắc nghiệm (Einbürgerungstest).
- 7. Không làm trái pháp luật và phạm tội tại CHLB Đức .
- 8. Thừa nhận và chấp hành luật pháp CHLB Đức
- 9. Từ bỏ quốc tịch hiện đang có.
Tuy nhiên theo điều 9-8 Luật quốc tịch (StAG), nếu có vợ hoặc chồng là công dân Đức thì chỉ cần có thời gian cư trú hợp pháp tại CHLB Đức ít nhất là 3 năm và có 2 năm chung sống là hôn thú với nhau.
Như vậy, nếu bạn muốn sang Đức định cư thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Những trường hợp sau đây cần xin cấp thị thực dài hạn:
- Đoàn tụ gia đình.
- Đi du học.
- Đi làm việc.
- Kết hôn/ đoàn tụ với vợ hoặc chồng tương lai (tức là chưa kết hôn)
Đoàn tụ gia đình tức là trường hợp người vợ/người chồng, người cha/mẹ hoặc con cái ở hai quốc gia khác nhau, trong đó có một người ở Đức ( chẳng hạn người cha đang ở Đức, còn người con đang ở Việt Nam). Và nay người cha ở Đức muốn bảo lãnh người con của mình qua Đức đoàn tụ gia đình (chung sống).
Để trở thành công dân tại Đức bạn phải chấp nhận từ bỏ các quyền công dân hiện có, thế nhưng đổi lại bạn có khá nhiều cơ hội khác trong tương lai. Hãy xem xét các điều kiện cụ thể khi muốn sinh sống tại Đức sau đây:
Với giấy phép định cư, sinh viên của một trường đại học của Đức có thể nộp đơn và ở lại tới 2 năm sau khi tốt nghiệp. Chủ sở hữu thẻ xanh EU có thể có được sự cư trú vĩnh viễn sau 33 tháng làm việc, hoặc chỉ 21 tháng với chứng chỉ ngôn ngữ B1.
Những người lao động tự do được trả lương bởi một doanh nghiệp đang hoạt động thành công cũng có thể nộp đơn cư trú tại Đức trong vòng 3 năm.
Đức sẽ dễ dàng chấp thuận quyền cư trú vĩnh viễn cho những người nhập cư có “chất xám”, như nhà khoa học, giảng viên hay nhà nghiên cứu, những người cũng có những đề nghị làm việc tại công ty. Việc này nhằm tăng chất lương đội ngũ lao động trí thức đang thiếu hụt tại đây.
Bạn phải thỏa mãn một điều vô cùng quan trọng rằng bạn phải biết tiếng Đức. Khả năng nói tiếng Đức là một sự cần thiết tuyệt đối. Có thể giao tiếp bằng tiếng Đức là thiết yếu cho việc hòa nhập xã hội và kinh tế. Điều quan trọng nhất, bạn phải chứng minh được bạn có thể hỗ trợ tài chính bản thân, cam kết không vi phạm hoặc phạm tội nghiêm trọng và từ bỏ quốc tịch hiện tại của bạn – trừ trong một số trường hợp điều này là không thể, như một số nước không cho phép công dân làm điều này.
Cũng có một bài kiểm tra nhập tịch bạn cần qua, gồm 33 câu hỏi ở mức độ tiếng Đức B1 về luật pháp, lịch sử và con người của quốc gia. Bạn phải vượt qua 17/33 câu hỏi.
Nếu bạn đã kết hôn với một người Đức điều này có thể giúp cho mọi thứ dễ dàng hơn. Chồng hoặc vợ nhất định phải sống ở Đức hợp pháp trong vòng 3 năm và kết hôn với người bạn đời của họ ít nhất 2 năm.
Những yêu cầu chung cho việc nhập tịch cũng áp dụng như: tiếng Đức tốt, không có lịch sử phạm tội, vv…
Những đứa trẻ được sinh ra từ ít nhất một người có quốc tịch Đức, thậm chí bên ngoài đất nước, cũng đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Đức. Nhưng những đứa trẻ sinh ra bên trong nước Đức bởi bố mẹ không phải người Đức cũng có thể có được quốc tịch dưới bất cứ điều kiện nào. Ba hoặc mẹ phải sống ở Đức hợp pháp và liên tục trong ít nhất 8 năm và có quyền cư trú vĩnh viễn.
Đức luôn rộng mở cho các bạn lao động hoặc các bạn trẻ đến đây để học tập, thế nên để có quốc tịch và định cư lâu dài thì cần có những điều kiện nhất định cũng như phải chấp nhận từ bỏ quốc tịch hiện có. Hãy suy nghĩ cho hướng đi tương lại để có quyết định đúng đắn.
Chúc bạn thành công.
VOV.VN
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...