Với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới, bằng cấp được công nhận trên toàn cầu và các chính sách hấp dẫn dành cho du học sinh, CHLB Đức là điểm đến học tập được nhiều bạn trẻ thế giới tìm đến. Đi đôi với đó là mức sống văn minh, hiện đại của nền kinh tế số 1 châu Âu thì Đức càng là quốc gia lý tưởng để làm việc và định cư. Vậy nếu bạn đang có kế hoạch đến Đức để du học, du lịch, định cư hay thăm người thân gia đình thì cũng nên biết các loại visa và quy định của chính phủ Đức nhé.
I. Thị thực Schengen
Thị thực Schengen là loại thị thực cho phép lưu trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong mỗi một chu kỳ nửa năm, nếu thời hạn ghi trong thị thực không ngắn hơn. Các nước Schengen bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Hy Lạp, Aixolen, Italia, Latvia,… Nếu bạn muốn đến một hoặc nhiều nước Schengen thì phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước là điểm đến chính của chuyến đi. Loại thị thực này gồm: đi thăm thân, đi công tác, đi du lịch, đi chữa bệnh, đi học tiếng Đức trong khoảng thời gian 3 tháng
1. Visa thăm thân
Đây là loại visa dành cho những ai muốn đến nước Đức thăm người thân, con cái hiện đang sống, làm việc tại Đây và thời hạn là dưới 3 tháng. Để có được loại visa này bạn cần có người mời tại Đức để chứng minh bao gồm:
- Giấy mời qua Đức.
- Bản sao có công chứng hộ chiếu của người đang sống tại Đức. Trong đó nhất thiết phải có trang có giấy phép cư trú.
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người được mời. Nếu không có quan hệ thì sẽ cần có giấy viết tay giải trình lý do mời.
- Chứng nhận về thu nhập của người mời (bản sao công chứng hợp đồng lao động).
- Tùy từng trường hợp sẽ có những thông báo khác yêu cầu thêm giấy tờ cần chuẩn bị
Để được cấp visa thăm thân bạn cần chuẩn bị:
- 2 tờ đơn xin visa có thời hạn dưới 90 ngày có dán ảnh đầy đủ (do Đại sứ quán cấp). Đơn có thể viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp hoặc tiếng Việt.
- Hộ chiếu phổ thông Việt Nam có chữ ký của người được cấp.
- Giấy xác nhận cho nghỉ phép đi thăm thân của cơ quan (nếu người xin visa vẫn còn đang công tác).
- Sơ yếu lý lịch được điền theo mẫu có sẵn.
2. Visa mục đích đi công tác
Đối với người xin thị thực đi công tác thì trong quyết định cử đi công tác của bên sử dụng lao động hoặc trong giấy mời phải nêu rõ bên nào sẽ thanh toán kinh phí cho chuyến đi.
3. Visa du lịch Đức
Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch tại CHLB Đức, đảm bảo chuyến đi này tự túc và bạn và người chi trả cho chuyến đi thì cần chứng minh khả năng tài chính cá nhân.
II. Thị thực Quốc gia
Thị thực Quốc gia là loại thị thực dài hạn có hiệu lực lưu trú trên 90 ngày ở quốc gia được cấp thị thực. Tuy nhiên khi được cấp thị thực quốc gia thì bạn vẫn được phép tự do đi lại trong khu vực Schengen trong thời gian thị thực vẫn còn hiệu lực.
1. Visa Khóa học ngôn ngữ
Nếu bạn đang cần đơn đăng ký 1 khóa học tiếng Đức thì mới nhận được visa này. Thời hạn của bạn sẽ phụ thuộc vào khóa học của bạn đăng ký. Đối với thị thực Schengen thì loại visa này sẽ phù hợp với sinh viên học khóa học tiếng Đức trong thời gian lớn hơn 3 tháng. Bạn cần chứng minh khả năng tiếng Đức, chứng minh sức khỏe và tài chính để được cấp visa này.
2. Visa du học
Visa du học là loại visa phù hợp nhất đối với sinh viên có khóa học kéo dài từ 1 năm trở lên. Để có được loại visa này bạn sẽ có 1 cuộc hẹn tại Đại sứ quán của Đức và chứng minh các giấy tờ quan trọng như giấy báo nhập học, giấy khám sức khỏe và chứng minh tài chính.
3. Visa cho sinh viên đang tìm kiếm khóa học
Trong trường hợp bạn chưa xác định được sẽ học tại trường đại học nào tại Đức thì xin visa này là phù hợp. Loại visa này chỉ được phép ở lại Đức trong vòng 3 tháng nhưng sau 3 tháng nếu đăng ký được khóa học thì visa sẽ tự chuyển thành visa dài hạn.
4. Visa đoàn tụ
Visa đoàn tụ được sử dụng trong trường hợp bạn muốn đoàn tụ với vợ hay chồng đang du học hay công tác tại Đức. Để được cấp visa này bạn cần những giấy tờ và thủ tục sau:
- Giấy mời đi đoàn tụ gia đình.
- Đơn xin bảo lãnh do sở ngoại kiều cấp. Có thể phải viết tay thêm 1 bản.
- Bản sao công chứng hộ chiếu của người mời đang sống tại Đức. Trong đố nhất định phải có trang giấy phép cư trú hoặc visa dài hạn lớn hơn 2 năm.
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người được mời.
- Chứng nhận thu nhập của người mời.
- Chứng nhận về nhà ở có diện tích tối thiểu cho 1 người là 9m2.
5. Visa kết hôn
Visa kết hôn được sử dụng cho những ai muốn kết hôn với người bản địa hoặc người đang cư trú tại CHLB Đức. Điều kiện để có visa kết hôn bao gồm:
- Một đơn mời kết hôn
- Bản sao hộ chiếu đã công chứng
- Giấy đăng ký thường trú
- Chứng nhận về nhà ở với diện tích tối thiểu cho 1 người là 9m2
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...