Ngày nay, khi việc uống bia ngày càng có hại cho sức khỏe con người do nồng độ cồn trong bia gây ra, người uống bia ở Đức cũng ngày càng chuộng cách uống bia không chứa cồn. Các nhà sản xuất bia đã nhanh chóng tìm ra cách thức để đáp ứng nhu cầu này.
Trong mùa hè nóng bức năm ngoái ở châu Âu, các công nhân của Hãng bia khổng lồ Stortebeker đứng ở cổng xưởng vỏ chai của công ty chờ đón những chiếc vỏ chai rỗng được đưa về xưởng để xử lý làm sạch trước khi châm bia mới vào xuất xưởng.
Công việc được tiến hành nhanh nhất có thể để kịp đáp ứng nhu cầu đang sôi sục của thị trường bia. Nhưng điều khiến ông chủ hãng bia kinh ngạc nhất không phải là nhu cầu đối với các loại bia truyền thống tăng vọt trong mùa nắng nóng, mà chính là các loại bia không cồn.
Bia không cồn đang ngày càng được ưa chuộng tại Đức.
“Doanh số bia không cồn tăng 40% so với năm trước. Chúng tôi cơ bản là sản xuất không kịp để đáp ứng” – Elisa Raus, một quản lý của Stortebeker cho biết.
Thành lập vào năm 1827, đóng tại thành phố cảng Stralsund, miền Bắc nước Đức, Stortebeker là một trong những nhà sản xuất bia lâu đời nhất của Đức. Hãng đã tạo dựng cho mình danh tiếng là nhà cung ứng hàng đầu cho nhu cầu ăn chơi của những đồ đệ ngao du đây đó. Hãng này hiện đang tung ra thị trường ít nhất 3 thương hiệu bia không cồn, trong số hàng chục nhãn hiệu bia các loại.
Đầu tiên phải kể đến thương hiệu Bernstein, ra đời năm 2007, sau đó là thương hiệu Frei và mới nhất là nhãn hiệu Atlantic Ale, ra đời tháng 8-2018. Hiện công ty đang nghiên cứu cho ra đời tiếp nhãn hiệu thứ tư.
Theo Hiệp hội Bia Đức (DBB), hiện tại cứ 15 nhãn hiệu bia tiêu thụ tại Đức thì có một nhãn hiệu là bia không cồn.
Điều này được lý giải có nguyên do từ nhận thức về bảo vệ sức khỏe của những người nghiện bia, cũng như nhu cầu nâng chất lượng bia theo chiều hướng ngày càng ít nồng độ cồn, và người uống bia chỉ say khi nào cần phải say.
“Bây giờ việc gọi một vại bia không cồn không còn là điều đáng xấu hổ nữa rồi. Thậm chí ngược lại, dường như điều đó đang trở thành một lối sống mới, và những tình huống khó xử vì uống quá say đang dần biến mất” – Marc Oliver Huhmholz, một ủy viên của DBB cho biết.
Theo ông Oliver Huhmholz, hơn 1.500 công ty sản xuất bia của Đức hiện đang cho ra lò khoảng 400-500 nhãn hiệu bia không cồn. Hầu như ngày nào ở Đức cũng có thêm nhã hiệu bia mới ra đời tham gia cạnh tranh trên thương trường về chất lượng bia ít hoặc không cồn, cải thiện hương vị bia và bảo đảm người uống bia không bị say. Sự tăng trưởng của loại bia này đồng thời tạo ra tỉ lệ giảm tương tự ở các chủng loại bia truyền thống, bia có cồn.
Ông Oliver Huhmholz nói, sự cải thiện chất lượng, hương vị bia và việc sắp tới đây hầu hết các quán bar ở Đức tồn trữ ít nhất một loại bia không cồn để bán có nghĩa là người uống bia đang ngày càng chuộng thưởng thức bia không cồn.
Giống như bia truyền thống, bia không cồn cũng chứa các thành phần như nước, mạch nha, hoa bia (hublông) và lúa mạch, chỉ khác ở chỗ không chứa cồn. Bia không cồn cũng được nấu theo phương pháp được quy định trong một đạo luật về độ tinh khiết của bia Đức ban hành từ thế kỷ thứ 16. Có hai cách phổ biến nhất để nấu bia không cồn, bao gồm chặn hay hạn chế quá trình lên men bia, và cách thứ hai là chưng cất chân không.
Atlantic Ale, một trong ba nhãn hiệu bia không cồn của hãng Stortebeker.
Ở cách thứ nhất, quá trình lên men bị ngưng bằng phương pháp sốc lạnh trước khi hàm lượng cồn được nhả ra khoảng 0,5%. Nhãn hiệu bia Bernstein được sản xuất theo cách này. Cách thứ hai được áp dụng để sản xuất các nhãn hiệu Frei và Atlantic Ale.
Theo cách này, sau khi hoàn tất quá trình lên men, bia được dẫn cho chảy qua một hệ thống khép kín và cồn ethanol được chưng cất cất chân không, cho bay hơi ở nhiệt độ thấp. Hương vị từ chất cồn bay hơi sẽ được nạp trở lại vào nước bia để giữ hương vị cho bia. Các chuyên của Hãng bia Stortebeker cho biết, chất cồn được cất bay hơi chậm để duy trì hương vị càng nhiều cho bia.
Christopher Puttnies, Giám đốc sản xuất của Hãng Stortebeker tự hào khoe rằng xưởng chiết cồn là một trong những dự án đầu tư lớn trị giá hàng triệu euro gần đây của Hãng, và nó phản ánh cam kết lâu dài của Hãng về việc chế tạo bia không cồn, hiện chiếm đến 10% doanh thu của Hãng.
Theo ông Puttnies, với cách cất bay hơi chậm để giữ hương vị bia, việc sản xuất bia không cồn không thể nhanh bằng sản xuất bia truyền thống, với sản lượng bia không cồn chỉ bằng 10% bia truyền thống.
Hiện số lượng quán bar trữ một hoặc vài nhãn hiệu bia không cồn để bán đang ngày càng tăng. Ở châu Âu, chỉ có Tây Ban Nha có sản lượng tiêu thụ bia không cồn tương đương với ở Đức, còn các quốc gia khác cũng có nhu cầu bia không cồn, nhưng sản lượng tiêu thụ không nhiều bằng.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều người chưa thật sự bị thuyết phục bởi bia không cồn. Lý do quan trọng nhất của họ là vào những lúc họ cần giải khát cho thật đã mà uống vào loại bia có hương vị nhạt nhẽo, không gây cảm giác hưng phấn thì thật là chán.
Có người còn cho rằng họ thà uống ít hoặc chấp nhận say bia còn hơn là uống bia mà không hề có cảm giác say. Dù thế nào thì trào lưu bia không cồn vẫn sẽ phát triển, ít nhất là tại Đức, vì lý do rất thực tế của một số người không thích cảm giác say sỉn kéo dài sang buổi sáng hôm sau.
Quốc Vương
CAND
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...