Người Đức tin tưởng vào triết lý làm việc kỹ lưỡng và hiệu quả nhưng họ cũng xem trọng việc “mài bén lưỡi cưa”.
Người Đức quan tâm sâu sắc đến vấn đề sức khỏe, và một ưu tiên hàng đầu của họ là mối quan hệ một chiều với bệnh tật tại nơi công sở. Nếu gặp một đồng nghiệp đang bị bệnh tại nơi làm việc, người Đức sẽ nghiêm khắc tỏ ý rằng người đó nên về nhà nghỉ ngơi – và đừng quay lại trừ khi bạn đã khỏe lại.
Lý do cho điều này rất đơn giản: bạn không thể làm việc hiệu quả nếu không khỏe mạnh. Ngoài ra, không chỉ những người bị bệnh mới được nghỉ phép. Người lao động tại Đức được hưởng tổng số ngày nghỉ kéo dài đến 4 tuần mỗi năm. Họ cũng là những người lao động có tuần làm việc ngắn ở châu Âu. Trong lĩnh vực sản xuất, thời gian làm việc tiêu chuẩn chỉ là 35h/tuần. Con số này ít hơn rất nhiều so với trung bình 49h làm việc mỗi tuần của lao động tại Mỹ.
Triết lý của người Đức về công việc là: Để làm việc hiệu quả, bạn không chỉ cần quy tắc làm việc thông thường mà còn phải dành thời gian để chăm sóc bản thân, bằng việc về nhà nghỉ ngơi khi bị ốm, dành ngày cuối tuần để hồi phục tại một “wellness” (một spa chăm sóc sức khỏe hoặc một điểm nghỉ dưỡng), hoặc gặp gỡ bạn bè sau giờ làm. Với người Đức, khả năng tập trung ảnh hưởng đến công việc không kém gì việc làm việc đúng giờ và tận tâm với công việc.
Bạn có thể hình dung thái độ này qua khái niệm “mài sắc lưỡi cưa” từ cuốn The 7 Habits of Highly Effective People của Stephen Covey. Cũng như bạn dành cả ngày sử dụng lưỡi cưa nhưng lại không có thời gian để mài nó, thì công việc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng như vậy. Về con người, điều này đồng nghĩa với chăm sóc nguồn lực quan trọng nhất của bạn: thể chất, sức khỏe, xã hội và tinh thần. Ông giải thích: “Hãy dành một khoảng thời gian thích hợp để bản thân được nghỉ ngơi và hồi phục. Bạn sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp cũng như hiệu quả cao trong công việc.”
Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại hình ảnh người Đức “chỉ biết đến công việc”.
Một từ khác có nghĩa không vui mà cũng chẳng buồn với người Đức là burnout (kiệt sức).
Theo khảo sát từ Gallup, có đến 4,1 triệu trong lực lượng lao động 40 triệu người tại Đức bị căng thẳng về tinh thần và cảm xúc do công việc. Theo giám đốc điều hành của quỹ bảo hiểm sức khỏe Techniker Krankenkasse, “những căn bệnh lối sống” đang ngày một tăng.
Bằng chứng là các khách hàng của công ty thường nghỉ phép trung bình 15 ngày làm việc một năm.
Bệnh tâm lý là nguyên nhân dẫn đến 14% số ngày nghỉ phép tại Đức, cao hơn 50% so với 12 năm trước đó. Ngoài ra, 10 vấn đề sức khỏe thường thấy nhất khiến người lao động buộc phải nghỉ phép, thì tỷ lệ bệnh tâm lý hay làm việc kiệt sức đang tăng rõ rệt nhất, từ 12,1% vào năm 2010 lên 16,2% năm 2016.
Một độc giả từng viết: “Vấn đề không phải xuất phát từ làm việc quá sức. Người Đức SỐNG vì công việc. Vấn đề của họ là không có Feierabend – không có khoảng thời gian KẾT THÚC công việc.”
Những ông chủ người Đức đã nhận thấy sự kéo dài thời gian làm việc và họ đang có những biện pháp nhằm kìm hãm xu hướng tiêu cực này trong văn hóa làm việc.
Ví dụ, phát ngôn viên của Volkswagen cho biết công ty “tôn trọng khoảng thời gian thư giãn” và chỉ làm gián đoạn khoảng thời gian sau giờ làm nếu có trường hợp khẩn cấp.
Vào năm 2014, ở Đức thậm chí đã có những cuộc họp nghiêm túc nhằm phổ biến tư tưởng này ra toàn quốc. Tuy nhiên, người ta cũng quan ngại về việc những người đứng đầu ở Đức chưa quen với văn hóa không bao giờ hoàn thành của start-up hay chu trình công việc ở các công ty lớn.
Theo Cafebiz
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...