Cách khách sạn nơi tôi nghỉ không đến 1km, có một cái siêu thị tên là Plus. Tôi đã cùng đồng nghiệp đi tới đó mua sắm một số đồ dùng sinh hoạt và tôi cũng tiện thể mua bao thuốc lá. Sau khi chọn được hai bao thuốc lá Davidoff, tôi đứng xếp hàng chờ tính tiền thanh toán. Nhân viên bán hàng nhanh chóng thao tác quét mã vạch, trên màn hình lập tức hiện ra số tiền thanh toán, hai bao thuốc lá tổng cộng là 6,2 Euro, chúng tôi thanh toán xong rồi ra về.
Theo lịch trình, hai ngày tiếp theo chúng tôi sẽ đi tới thăm quan Đại học Công nghệ Dresden. Trong lúc gấp quần áo để xuất phát, tôi phát hiện chiếc cà vạt của mình không biết từ lúc nào bị phai màu hỏng mất, bất đắc dĩ đành phải đi thật nhanh ra siêu thị Plus chọn một chiếc cà vạt có màu sắc tương tự cái cũ. Khác với lần trước khi tôi đến mua, lần này mỗi nhân viên bán hàng trước khi quét mã vạch hàng hóa đều cầm một tấm hình chiếu vào mặt khách hàng để đối chiếu. Tôi thầm nghĩ, dùng loại biện pháp này để trợ giúp cục cảnh sát tra tìm tội phạm truy nã thì cũng chỉ là phí công vô ích.
Lúc tôi mang chiếc cà vạt tới, cô nhân viên bán hàng trung niên dáng người có phần mập mạp đột nhiên thốt lên một tiếng “Ơ!’ và nói với những nhân viên khác bằng tiếng Đức: “Này, chính là anh này!” Vừa nói dứt lời, mọi người lập tức đưa ánh mắt nhìn tôi, tôi ngay lập tức cảm thấy luống cuống, mở hai tay ra ý nói với họ rằng mình không có làm việc gì trái pháp luật cả. Nửa phút sau, tôi đi đến phòng chờ.
Nhân viên siêu thị mang cho tôi một cốc nước rồi hướng về phía tôi nói lời xin lỗi chân thành, thái độ của nhân viên đó khiến tôi càng không hiểu gì!
Chỉ chưa đầy một phút sau, một nhân viên quản lý tới ngồi đối diện tôi mà nói: “Cách đây hai ngày, vào buổi tối, anh đã từng đến siêu thị của chúng tôi mua hai bao thuốc lá Dresden. Lúc đó nhân viên bán hàng đã thu của anh 6,2 Euro. Nhưng lúc 8 giờ tối hôm đó siêu thị chúng tôi nhận được thông báo của trụ sở là từ 8 giờ 15 phút trở đi, mỗi một bao thuốc nhãn hiệu Dresden được giảm giá 3 cent. Thời gian tính tiền của anh hôm đó là 8 giờ 15 phút 17 giây. Nhưng khi ấy máy tính tiền của siêu thị lại bị trục trặc mất 30 giây, nên đã không thể kết nối kịp thời dữ liệu giá tại trụ sở. Chúng tôi thành thật xin lỗi anh, chúng tôi phải trả lại cho anh số tiền thừa là 6 cent, xin mời anh kiểm tra một chút…“
Tôi sau khi nghe xong quả thực thấy thật kinh ngạc! Mặc dù chỉ có 6 cent (khoảng 1.800 vnđ), nhưng tôi cảm thấy rõ ràng người Đức rất tôn trọng mình, cũng chính bởi 6 cent này, tôi lại càng thêm kính trọng người Đức hơn.
Đối với họ, đồng tiền nên phải tiêu thì một đồng cũng không tiết kiệm nhưng không phải tiền kiếm được từ lợi nhuận kinh doanh thì một đồng cũng không lấy, thái độ làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm. Tôi cho rằng chính điều này đã làm nổi bật nên tiêu chuẩn kinh doanh và thái độ xử thế của một dân tộc!
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...