Chị K.C sống tại Đức đang stress vì gặp phải hàng xóm khó tính. Chia sẻ trên một diễn đàn mạng, chị cho biết, nhà chị có 3 con (1 trai và 2 bé gái sinh đôi) đều đang bị sốt, viêm họng. Trong đó, 2 bé nhỏ 10 tháng tuổi khóc quấy suốt cả tuần. Việc bé quấy khóc đã khiến người hàng xóm ở tầng dưới phiền lòng.
Người phụ nữ này chia sẻ thêm, từ lúc gia đình chị chuyển về đây người này đã nhiều lần lên bày tỏ sự bức xúc, khó chịu thậm chí là to tiếng. Bình thường 2 con gái nhà chị rất ngoan, ít quấy khóc. Con trai lớn còn suốt ngày bị bố mẹ mắng vì chạy nhảy, hò hét nhưng ông hàng xóm vẫn không hài lòng. Thậm chí có lần ông này nổi cáu vì lý do trẻ con nhà chị đang ê a học nói gây ồn ào.
Sáng sớm nay, vị hàng xóm trên tiếp tục lên chửi bới và bảo: "Nó khóc thì phải bế lên" và đe dọa sẽ báo chính quyền.
Chị K.C lo lắng sẽ gặp rắc rối với hàng xóm và không biết phải làm thế nào: "Gia đình em rất có ý thức giữ trật tự nhưng bây giờ con ốm em không thể ngăn con quấy khóc được. Khi bị người ta đe dọa như thế em thấy rất bất an".
Ngoài ra, chị cũng chia sẻ thêm, những người khác ở khu nhà này rất vui vẻ. Chị cũng thường giúp người già ở đây bê đồ hay chào hỏi nhưng chỉ với người hàng xóm này chị không thể hòa thuận. Chồng chị đi làm đến tận tối muộn mới về, 3 mẹ con ở nhà với nhau, ông ta lên phàn nàn quá nhiều nên giờ cứ nghe tiếng chuông cửa là chị giật mình sợ hãi.
Chị viết: "Trông ông ta to béo, trọc đầu bề ngoài rất bặm trợn và thường xuyên quát vào mặt em thấy rất phản cảm. Nhà em lúc nào cũng rón rén khổ sở không dám ầm ĩ gì. Ông này không đi làm ở nhà suốt nghe ngóng chờ cơ hội chửi mẹ con em. Em cũng giải thích là con ốm, khóc nhưng ông ta quát tháo: "Thứ bảy, chủ nhật không được khóc". Em trả lời, cả ngày em còn phải nấu ăn, làm việc nhà sao mà bế một lúc hai con được".
Những chia sẻ của chị nhận được nhiều sự quan tâm của người Việt đang sống tại nước ngoài. Một thành viên khác trong diễn đàn là Thủy cũng viết: "Nhà mình cũng bị ông hàng xóm ở tầng dưới gõ cửa nhiều lần. Khổ nỗi trẻ con nói được một lúc là quên ngay, lại chạy rầm rầm. Mình chán nên ông ta lên gõ cửa mình đưa luôn cái điện thoại bảo: "Ông gọi hộ tôi cảnh sát đến để bắt con tôi im lặng chứ tôi không nói được".
Nina Von cũng kể câu chuyện tương tự: "Có hôm mình bay từ Đức về TP.HCM, trên máy bay có một chị cũng ôm con nhỏ về, bé vừa chích ngừa, mệt trong người nên nôn ói và khóc dù chị dỗ đủ các kiểu. Có thanh niên ngồi sau khó chịu bảo chị ấy có phải mẹ nó hay không mà sao không dỗ được con làm chị tủi thân phát khóc. Bé khóc làm bé nhà em cũng khó ngủ nhưng em rất thông cảm với chị nhưng có những người không chịu hiểu cho người khác nên buông những lời vô tâm".
"Nhà mình trước cũng vậy, tối hai vợ chồng đi làm về nói chuyện mà hàng xóm cũng phàn nàn. Một trưa có nhà sau mình họ chơi đàn hắn tưởng nhà mình thế là ném đồ xuống cửa sổ nhà mình. Một lần khác, nhà mình có khách nói chuyện hơi ồn hắn lại ném sỏi vào cửa sổ.
Chồng mình mở cửa sổ ra bảo: "Có gì thì anh xuống gõ cửa nói chuyện chứ không được phép ném vào cửa sổ nhà tôi như thế".
Tuy nhiên, nhà anh ta cũng có cho hàng xóm yên đâu. Nhiều hôm 11 h đêm hai vợ chồng anh ta quan hệ kêu rên ầm ĩ làm những nhà xung quanh mình điếc cả tai cũng chẳng ai dám ý kiến", một thành viên khác chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, dù sao lỗi sai cũng là ở phía người gây tiếng ồn. Cụ thể, nickname ThuyLe viết: "Các mẹ có biết giờ không được làm ồn là từ 13-15h hằng ngày, ngày chủ nhật cả ngày không được làm ồn (không được giặt đồ, hút bụi...). Vào ban đêm sau 20h cũng không nên bật máy giặt hay những thứ gây ồn ào không?".
Thành viên này cũng nêu kinh nghiệm: "Nếu con bạn khóc vào những giờ đấy thì chịu khó làm con bớt khóc, nếu không được thì mẹ con đi ra ngoài dạo. Con ốm, con quấy ban ngày thì cho ra công viên, lúc nào ngủ thì về. Đêm 10h cho vào ô tô chạy con hết khóc thì về.
Người Châu Âu họ có kỷ luật từ bé nên những đứa trẻ này lớn lên ắt sẽ có ý thức giữ sự yên tĩnh, không gây ồn ào ảnh hưởng người xung quanh. Trẻ con ốm thường quấy khóc nhưng nếu ngày nào cũng khóc làm phiền hàng xóm mà bố mẹ không giải quyết được thì hàng xóm khó chịu, gọi cảnh sát là đương nhiên".
Chị kết luận: "Nhớ rằng đi đâu đi chăng nữa thì cũng như vậy, vì mình là người gây ra rắc rối chứ không phải vì hàng xóm khó tính".
Nguồn: eva.vn
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...