"Chúng ta chỉ có ít trường hợp tử vong vì chúng ta tiến hành rất nhiều chẩn đoán trong phòng thí nghiệm", Christian Drosten, nhà siêu vi trùng học làm việc tại bệnh viện Charité Berlin và là cố vấn chính phủ đã nói.
Hiện tại mỗi tuần Đức tiến hành khoảng nửa triệu xét nghiệm Corona.
Ông Heyo Kroemer, chủ tịch HĐQT Charité bổ sung, Đức đã tiến hành làm thử nghiệm sớm hơn so với các nước bị tác động của đại dịch. Một phần cũng vì nước Đức đã có nhiều thời gian chuẩn bị thực hiện xét nghiệm trước khi xảy ra ồ ạt các vụ lây nhiễm.
Foto: Nhà siêu vi trùng học Christian Drosten là cố vấn đầy uy tín trong cuộc khủng hoảng corona MICHAEL KAPPELER/ AFP
Andreas Gassen thuộc Hiệp hội các bác sỹ bảo hiểm y tế (KBV) sau đó nói thêm tại một cuộc họp báo từ ngày 9.3 cho đến nay (25/3) Đức đã tiến hành 410.000 xét nghiệm.
Mỗi tuần có thể thực hiện 360.000 xét nghiệm. Ngoài ra còn có lực lượng xét nghiệm thuộc các phòng nghiên cứu trực thuộc các trường đại học, không do KBV quản lý. Giáo sư Drosten đã đưa cả các số liệu ở đây vào báo cáo nên con số xét nghiệm cao hơn.
Các xét nghiệm tự nó không thể làm giảm số ca tử vong.
Nhưng nhờ làm xét nghiệm ở nhiều người nên mới có được một cái nhìn toàn cục chính xác hơn. Một số lượng lớn trường hợp không đưa vào báo cáo theo hướng đôn tỷ lệ tử vong lên, nhất là khi việc xét nghiệm được làm chủ yếu ở các bệnh nhân nặng. Ngược lại, nếu nhiều bệnh nhân nhẹ cũng được đưa vào danh sách thống kê thì tỷ lệ tử vong giảm tương ứng.
Tuy nhiên tương quan này có thể nhanh chóng thay đổi.
Nhìn vào tình hình Italia ta thấy,con số thống kê sẽ bị xê dịch như thế nào khi chỉ xét nghiệm các bệnh nhân có triệu chứng bệnh nặng nề. Đối với Đức cũng phải tính đến khả năng đó, khi số ca lây nhiễm tăng thì những ca bị bệnh nặng sẽ được chú ý nhiều hơn.
Tại cuộc họp báo ở Berlin các chuyên gia y tế cùng với Bộ trưởng Nghiên cứu Anja Karliczek đề xuất một tổ chức mạng lưới nghiên cứu mới.
Theo bà bộ trưởng thì "Lực lượng đặc nhiệm quốc gia" cần phát triển các ý tưởng và phương án hiệu quả nhất để có thể bảo vệ người bệnh một cách tốt nhất. Đây là một liên kết mới giữa Bộ Nghiên cứu, các cơ sở khoa học và các bệnh viện trường đại học. Theo bà bộ trưởng Karliczek thì bà thủ tướng đã gọi điện thoại đề nghị cần tập hợp mọi lực lượng.
Bộ Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng lưới này với số tiền là 150 triệu Euro.
Các phòng khám thông qua trao đổi kinh nghiệm xây dựng một kế hoạch hành động đối với đại dịch. Cạnh đó cần cố gắng tập hợp mọi dữ liệu liên quan đến các bệnh nhân Covid-19, để có một cái nhìn tổng quát về lịch sử bệnh và tình trạng của người bệnh.
Với bộ sưu tập dữ liệu này, những người đề xuất sáng kiến là Heyo Kroemer , chủ tịch HĐQT bệnh viện Charite và chủ nhiệm khoa Virus học Christian Drosten – hy vọng sẽ có được nhận thức quản lý đại dịch và phát triển vắc xin cũng như phát triển phương pháp điều trị.
"Các bệnh viện trường đại học đặc biệt gần gũi với người bệnh cũng như với cơ quan nghiên cứu ", nhà siêu vi trùng học Drosten giải thích. Cùng với các hệ thống mạng lưới nghiên cứu khác và cơ quan nhà nước người ta có thể có phản ứng nhanh hơn trước sự phát triển hiện tại.
Theo nhà siêu vi trùng học Drosten những hạn chế sinh hoạt công cộng có thể được dỡ bỏ từng bước vào thời điểm thích hợp.
"Tất nhiên người ta phải thoát ra khỏi các hạn chế đó", Drosten mói tuy nhiên ông không nêu ra thời gian cụ thể. Cần làm rõ, cần nới lỏng ở đâu và với ai đầu tiên. Khoa học cần làm rõ vấn đề này, cần có mô hình dự báo. Không thể đơn giản thực hiện cách ly với những nhóm có độ rủi ro cao, như với người cao tuổi chẳng hạn. Làm như vậy không ổn.
Hy vọng rằng, xu hướng mới nhất hiện nay là số ca nhiễm mới đang mỗi ngày một giảm. Rất có thể trong những ngày tới sẽ có số liệu về điều này.
Theo spiegel.de
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000