Bà nhấn mạnh cả Đức và Trung Quốc cần một hệ thống thương mại công bằng, dựa trên luật lệ và bà mong muốn hợp tác với Bắc Kinh để tăng cường chủ nghĩa đa phương.
Nguyên nhân khiến bà Merkel dịu giọng với Trung Quốc xuất phát từ các chính sách bảo hộ và đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump, như đánh thuế các sản phẩm nhôm và thép...
Đức cảm thấy cần phải đối trọng với sự bất ổn của Mỹ bằng cách bồi đắp quan hệ với những cường quốc khác. Trung Quốc là một trong số đó.
Cả Đức và Trung Quốc đều trong tầm ngắm của Tổng thống Trump bởi hai nước có thặng dư thương mại so với Mỹ.
Điểm khác biệt chính yếu là Chủ tịch Tập có quan hệ cá nhân tốt đẹp với ông Trump, còn bà Merkel không mấy hòa hợp với người đứng đầu nước Mỹ.
Hơn nữa, Trung Quốc có thể tận dụng vấn đề Triều Tiên để mặc cả với Mỹ về thương mại, còn Đức không có đòn bẩy nào.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại một cơ sở của Công ty Công nghệ y tế Siemens Healthineers ở TP Thâm Quyến - Trung Quốc hôm 25-5 Ảnh: REUTERS
Chuyến thăm của bà Merkel, vì thế, có mục đích mở rộng hơn cánh cửa vào thị trường Trung Quốc cho giới doanh nghiệp Đức.
Trung Quốc mới xếp vị trí thứ năm trong số các điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Đức song điều này sẽ nhanh chóng thay đổi, nhất là khi thị trường Mỹ ngày càng khó tiếp cận. Việc Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét đánh thêm thuế lên ô tô nhập khẩu là một ví dụ.
Vấn đề là bà Merkel cũng biết thừa những cạm bẫy và hạn chế khi hợp tác với Trung Quốc.
Trong khi ông Trump thiên về bảo hộ thì Trung Quốc còn tệ hơn khi sẵn sàng thách thức trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Điển hình là hồi tháng 7-2016, nước này bác bỏ phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế về vấn đề biển Đông.
Càng oái oăm hơn khi Đức và Mỹ có những mối lo ngại chung về Trung Quốc.
Quốc hội Mỹ lẫn Nghị viện châu Âu đã ban hành những quy định nghiêm ngặt hơn đối với đầu tư của Trung Quốc trong những lĩnh vực nhạy cảm như công nghệ và hạ tầng. Dù là ở Washington hay Brussels, giới chính trị đều đòi hỏi Trung Quốc mở cửa thị trường hơn nữa.
Dù vậy, những lo ngại này chưa chuyển hóa thành sự hợp tác trên thực tế. Bất chấp chiến lược an ninh quốc gia Mỹ kêu gọi đồng minh và bạn bè của Washington hợp tác nhiều hơn để xử lý các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, ông Trump lại hết lần này đến lần khác đẩy châu Âu ra xa với những chính sách của mình.
Philippe Le Corre, chuyên gia cấp cao của Trường Kennedy thuộc Trường ĐH Harvard và Erik Brattberg, Giám đốc Chương trình châu Âu
Nguồn: Báo Người Lao Động
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000