Dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng, Đức "cấm cửa" người chưa tiêm vaccine

Dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng, Đức "cấm cửa" người chưa tiêm vaccine

Đức ngày 2/12 đã ra thông báo về việc "cấm cửa" những người chưa tiêm vaccine trên toàn quốc, trong cảnh giới chức ủng hộ kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 bắt buộc trong những tháng tới.

1 Dich Covid 19 Ngay Cang Cang Thang Duc Cam Cua Nguoi Chua Tiem VaccineBiển nhắc nhở người dân che miệng và mũi trên phố mua sắm Strasse tại TPCologne, Đức, tháng 12/2021. (Ảnh: Reuters)

2 Dich Covid 19 Ngay Cang Cang Thang Duc Cam Cua Nguoi Chua Tiem Vaccine

Người dân chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Frankfurt, Đức ngày 25/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo quy định mới, những người chưa tiêm vaccine Covid-19 sẽ bị cấm đi đến mọi nơi, ngoại trừ các cơ sở kinh doanh thiết yếu nhất, như siêu thị và hiệu thuốc, để hạn chế dịch bệnh lây lan. Những người chưa tiêm vaccine nhưng mắc Covid-19 và đã hồi phục không nằm trong lệnh cấm này.

Thủ tướng sắp mãn nhiệm Angela Merkel và người kế nhiệm Olaf Scholz đã thông báo như vậy hôm 2/12, sau các cuộc thảo luận về khủng hoảng đại dịch với các lãnh đạo bang. 

Cả bà Merkel và ông Scholz đều ủng hộ các đề xuất về tiêm chủng bắt buộc, vì vậy nếu được quốc hội thông qua, quy định này có thể có hiệu lực sớm nhất từ tháng 2/2022.

3 Dich Covid 19 Ngay Cang Cang Thang Duc Cam Cua Nguoi Chua Tiem Vaccine

Tiêm vaccine Covid019 cho người cao tuổi tại Berlin, Đức (Ảnh: Reuters).

Theo các hạn chế được thắt chặt, những người chưa tiêm vaccine chỉ có thể được phép gặp hai người từ một hộ gia đình khác. Các quán bar và câu lạc bộ đêm phải đóng cửa ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm bệnh hơn 350/100.000 người trong vòng một tuần. Và nước này cũng sẽ hạn chế số lượng người tại các sự kiện lớn như các trận đấu bóng đá.

Các biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh Đức đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm gia tăng, trong khi cả châu Âu đang đối mặt nguy cơ lại trở thành tâm dịch do nỗi sợ hãi về siêu biến chủng Omicron mới.

Hôm qua cũng là cuộc họp báo cuối cùng của bà Merkel trước khi rời nhiệm sở, kết thúc 16 năm làm thủ tướng.

"Chúng tôi hiểu rằng tình hình là rất nghiêm trọng và chúng tôi muốn thực hiện thêm các biện pháp khác ngoài những biện pháp đã được thực hiện", bà Merkel nói với các phóng viên tại cuộc họp báo. Bà nói thêm, hiệu quả của vaccine sẽ giảm sau 9 tháng kể từ khi tiêm mũi cuối cùng, bình luận rõ ràng nhằm khuyến khích việc tiêm nhắc lại.

Đức đang liên tục chứng kiến số ca mắc tăng kỷ lục, đặc biệt là ở các bang phía đông dù đã tiêm vaccine Covid-19 cho gần 71% dân số, trong đó hơn 68% tiêm đủ liều. Hôm 1/12, nước này ghi nhận 446 ca tử vong, con số hàng ngày cao nhất trong 9 tháng qua. Nhiều bệnh viện đang phải gồng mình chống chọi với số bệnh nhân chăm sóc đặc biệt ngày càng tăng.

Hiệp hội Liên ngành về Chăm sóc Đặc biệt và Cấp cứu (DIVI) của Đức cảnh báo sẽ có khoảng 6.000 bệnh nhân Covid-19 cần chăm sóc đặc biệt trong dịp lễ Giáng sinh, bất kể các biện pháp kiểm soát dịch mạnh mẽ của giới chức nước này. Theo Viện Robert Koch (RKI), trung tâm kiểm soát và dịch bệnh quốc gia, đã có hơn 102.000 người ở Đức đã tử vong do Covid-19.

Nếu được Quốc hội thông qua, Đức sẽ "theo chân" nước láng giềng Áo, quốc gia đã lên kế hoạch tiêm chủng bắt buộc cho người trưởng thành đủ điều kiện từ tháng 2/2022.

Trong khi đó, Hy Lạp thông báo bắt buộc tiêm vaccine đối với những người trên 60 tuổi từ giữa tháng 1/2022, nếu không sẽ bị phạt 100 euro.

Hôm 1/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng cho biết "đã đến lúc suy nghĩ về việc tiêm chủng bắt buộc" trong khối để ứng phó với virus đột biến liên tục.

Thanh Thành


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000