Tòa nhà Quốc hội Đức
Đây là điều mới được thông báo vào thứ Năm tuần trước, khi Quốc hội Đức thông qua một đạo luật nhằm thắt chặt các điều kiện xin tị nạn.
Hiện tại, những người di cư trước đó đã được nhận quy chế tị nạn phải “có nghĩa vụ tích cực hỗ trợ dịch vụ di dân Đức và cung cấp tất cả các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu”.
Đe dọa bị trục xuất
Có thể nói, sự thay đổi này trong luật pháp Đức, nếu không coi là một cuộc cách mạng, thì chắc chắn đã là một sự tiến bộ.
Đảng cánh tả và Đảng “Soyuz-90 / Greens” của Hội đồng Liên bang Đức đã phản đối gay gắt sự thay đổi này. Bốn đảng phái còn lại đều nhất trí ủng hộ dự luật mới này.
Điều mới mẻ của dự luật này có thể mang lại nhiều phiền phức cho những người di cư. Theo luật cũ, người di cư chỉ cần nhận được quy chế tị nạn, còn sau đó thì bộ máy quan liêu của Đức sẽ bắt đầu có hiệu lực, và sau khoảng thời gian giám sát ba năm, gần như người tị nạn sẽ được tự động gia hạn quy chế đó.
Người ta chỉ để ý đến những đặc điểm chung như: Liệu trong nước của người tị nạn rời đi có nội chiến hay không? Liệu anh ta có phải đối mặt với việc bị tra tấn, bị kết án tử hình hay không?… Còn bây giờ thì cơ quan di trú sẽ chú ý kỹ hơn đến người tị nạn. Trước hết, đó là tính chính xác của các tài liệu chứng minh danh tính của anh ta.
Thực tế là trong dòng người di cư vào mùa Thu – Đông 2015-2016, cơ quan di trú đã không nghiên cứu kỹ danh tính của những người tị nạn đến Đức, và nhiều người trong số họ không có bất kỳ giấy tờ gì.
Những người mới đến được làm thủ tục theo một quy trình đơn giản – theo lời của những lời của người di cư. Họ chỉ cần khai họ tên và đến từ quốc gia nào, và các dữ liệu ban đầu khác, tính xác thực trong đó thường đáng nghi ngờ, đặc biệt là phần khai về quốc gia xuất xứ.
Phương tiện truyền thông địa phương lúc đó đã viết rằng nhiều người Pakistan và châu Phi tự nhận là người Syria. Đối với những người tị nạn đến từ đất nước đang có chiến tranh Syria, chính quyền Đức có sự bố trí đặc biệt.
Vì vậy, một số người di cư từ các nước khác đã cố gắng lợi dụng điều này, nhưng không phải ai cũng thành công. Trong năm đầu tiên thực hiện tái kiểm tra, Đức đã trục xuất khoảng 10.000 người tị nạn không thể xác định nhân thân.
Sau khi tiến hành làm thủ tục tiếp nhận đơn giản này, những người di cư được lấy dấu vân tay, và chỉ điều này mới được coi là đáng tin cậy. Bây giờ, cần phải kiểm tra kỹ tất cả các dữ liệu gốc.
Nếu như ai trong số những người tị nạn trốn tránh hợp tác với dịch vụ di trú, anh ta sẽ phải đối mặt với một khoản phạt lớn, bị bỏ tù và nặng hơn nữa là bị trục xuất ra khỏi nước Đức.
Một cuộc biểu tình phản đối người di cư tại Đức
Thái độ đối với người tị nạn đã thay đổi
Thái độ của người Đức đối với dân tị nạn đã thay đổi khá nhanh chóng. Người ta thường hay nhắc đến sự kiện xảy ra vào dịp năm mới ở Cologne, khi dòng người di cư đang tăng lên chóng mặt.
Khi đó, nước Đức đã thực sự bị sốc bởi những người mà họ cho phép tị nạn, được họ bảo vệ và cưu mang thì lại quay ra cướp bóc, làm nhục và cưỡng hiếp phụ nữ Đức.
Các nhà chức trách đã cố gắng bảo vệ những người tị nạn trong chừng mực có thể. Tuy nhiên, các nhà tù của Đức đã dần được bổ sung những người mới đến. Hiện nay ở một số khu, người tị nạn chiếm tới 1/3 số tù nhân. Và thường xuyên xảy ra những sự cố gây ra các cuộc biểu tình của đông đảo người dân địa phương.
Chuyện đã xảy ra tại thành phố Chemnitz thuộc bang Saxony, nơi một người dân di cư đã giết hại một người Đức. Người dân địa phương đã tiến hành biểu tình giương cao khẩu hiệu “chống lại tội ác của người nước ngoài”.
Sự phẫn nộ đã lên tới cao trào. Trong quá trình đụng độ, hai người tham gia biểu tình và một cảnh sát đã bị thương. Để trấn an người dân, chính quyền buộc phải đưa thêm các đơn vị cảnh sát từ Leipzig và Dresden đến Chemnitz.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000