Là sinh viên đang theo học chuyên ngành vật lý tại thành phố Oldenburg (Đức), Deeksha Sharma cần tối thiểu 500 euro để trang trải chi phí sinh hoạt của mình. Em muốn tự xoay sở số tiền này mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ mình ở Nepal bằng cách tìm một công việc bán thời gian song virus COVID-19 đã làm đảo lộn kế hoạch này.
Nhiều bạn sinh viên của Sharma cũng dần dần mất việc làm thêm và bắt đầu rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính giống như Sharma.
“Em thực sự gặp khó khăn trong 3 tháng qua. Em cần trả tiền trọ và mua đồ ăn song em không muốn đề nghị bố mẹ mình chu cấp tiền một lần nữa”, Sharma tâm sự.
Chương trình cấp vốn vay ưu đãi dành cho sinh viên
Ban đầu, bạn cùng phòng của Sharma đã giúp đỡ cho Sharma vay số tiền em thiếu. Song sau đó Sharma đến văn phòng tư vấn dành cho các sinh viên nước ngoài của trường đại học của mình và được phổ biến thông tin về chương trình cấp vốn vay bổ sung dành cho sinh viên mà hiện nay ngân hàng phát triển nhà nước KfW của Đức đang triển khai trong bối cảnh đại dịch COVID 19. Chương trình này được áp dụng cả cho các sinh viên không có quốc tịch Đức và là một phần trong kế hoạch hỗ trợ của chính phủ Đức để giúp các sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính.
“Chương trình cho vay ưu đãi rộng rãi dành cho sinh viên do Bộ Giáo dục Đức khởi xướng là độc đáo trên bình diện châu Âu và có lẽ là quốc tế”, Bộ trưởng Giáo dục Đức Anja Karliczek phát biểu trong tại cuộc họp báo giới thiệu về chương trình này vào tháng trước.
Giúp đỡ song có điều kiện
Sharma cho biết em không quá lo ngại về việc vay tiền vượt quá khả năng chi trả của mình. Em được vay 650 euro mỗi tháng trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến tháng 3/2021 không lãi suất. Kể từ tháng 4/2021, lãi suất cho vay sẽ bắt đầu được áp dụng ở mức thấp là khoảng 4%. Và 18 tháng sau đợt chuyển khoản ngân hàng đầu tiên là đến hạn thời kỳ hoàn trả nợ đầu tiên. Song Sharma cho biết, tỉ lệ hoàn trả tối thiểu bắt buộc khoảng 20 euro/tháng là khá thấp. Sharma cũng tin tưởng trong tương lai sẽ tìm được một công việc làm thêm để trang trải số nợ ngân hàng của mình.
Cô sinh viên này là một trong khoảng 8.000 ngàn sinh viên quốc tế tại Đức đã nộp đơn xin vay vốn này kể từ tháng 5 năm nay. Các sinh viên xin vay vốn chủ yếu đến từ Iran, Bangladesh, Syria và Tunisia. Các sinh viên nước ngoài phải đợi lâu hơn các sinh viên Đức một tháng để được vay vốn trợ giúp này.
Ông Philip Rauh, cán bộ ngân hàng KfW diễn giải các khoản vốn vay quốc tế bị trì hoãn khoảng 1 tháng đến tháng 7 vì về mặt kỹ thuật không thể đảm bảo thực hiện đợt giải ngân đầu tiên vào đầu tháng 6.
Nước Đức là một trong những địa điểm du học hấp dẫn nhất trên thế giới về chất lượng đào tạo và chi phí phải chăng.
Nhiều sinh viên không đủ điều kiện vay vốn
Tuy nhiên, nhiều sinh viên nước ngoài không đạt yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện vay vốn. Để đủ điều kiện vay các khoản vốn ưu đãi này, trong khuôn khổ hệ thống đại học 'khác thường' của Đức cho phép sinh viên học theo tiến độ mình muốn, người nộp đơn cần phải đang ở trong một trong 10 học kỳ đầu tiên (hay 5 năm) của chương trình đai học.
“Nhiều sinh viên quốc tế vượt học kỳ thứ 10 chỉ vì nhiều em phải làm thêm trong quá trình học và điều đó có nghĩa là thường phải kéo dài thời gian học”, bà Kornelia von Kaisenberg thuộc hội sinh viên Đạo Tin lành tại Aachen cho biết.
Hội sinh viên này không chỉ tư vấn cho sinh viên mà còn hỗ trợ tài chính như một khoản trợ cấp hàng tháng cho các sinh viên sắp tốt nghiệp. Joel Mekiedijr đang hưởng lợi chương trình này. Joel học ở một trường đại học kỹ thuật tại Aachen và hiện đang viết đề tài cao học về kỹ thuật điện.
Là sinh viên đến từ Cameroon, Joe biết nhiều sinh viên không xin vay vốn của KfZ vì lo sợ nợ nần chồng chất. Các sinh viên này đặc biệt lo ngai về việc thanh toán lãi suất bắt đầu áp dụng vào năm tới. Joe cho hay các sinh viên này vẫn vay tiền song vay tiền của bạn bè và gia đình.
Tình đoàn kết trong cộng đồng sinh viên quốc tế
Mekiedje cho hay tương trợ lẫn nhau như vậy là điều bình thường đối với người Cameroon nói riêng và đối với các sinh viên nước ngoài nói chung.
Các sinh viên du học tại Đức cũng tiếp cận các ý tưởng gây vốn khác thay thế. Khi kết quả một công trình khảo sát 40 sinh viên đến từ Cameroon gần đây cho thấy khoảng 90% sinh viên này gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê phòng trọ và bảo hiểm y tế, Mekiedje và các bạn của mình đã quyên góp được khoảng 3500 euro để làm từ thiện./.
Nguồn: VOV.VN
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000