Đức xem xét lệnh cấm cá nhân đốt pháo hoa trong đêm giao thừa

Đức xem xét lệnh cấm cá nhân đốt pháo hoa trong đêm giao thừa

Dân Đức sẽ không được đốt pháo hoa trong đêm giao thừa nữa?

Ngày 29/7, Tổ chức Hành động vì Môi trường Đức (DUH) cho biết tổ chức này đang nỗ lực kêu gọi một lệnh cấm các cá nhân đốt pháo hoa vào đêm giao thừa như một biện pháp nhằm bảo vệ và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố.

1 1 Duc Xem Xet Lenh Cam Ca Nhan Dot Phao Hoa Trong Dem Giao Thua

Màn pháo hoa rực rỡ trên Cổng Brandenburg, thủ đô Berlin, Đức thời khắc Giao thừa, bước sang Năm mới, ngày 1/1/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thông báo của DUH, tổ chức này đã chính thức nộp đơn yêu cầu ban hành lệnh cấm tới 31 thành phố của Đức, trong đó nhấn mạnh sự ô nhiễm không khí sau thời điểm bắn pháo hoa đã vượt quá khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Giám đốc điều hành tổ chức DUH, ông Jürgen Resch cho biết mỗi năm, pháo hoa truyền thống đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố trong ngày đầu năm mới. Đặc biệt, chất dạng hạt có trong pháo hoa - một dạng chất gây ô nhiễm không khí - có thể gây hại cho những người mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh về đường hô hấp khác, phụ nữ mang thai và trẻ em.

Ông Jürgen Resch cũng cho biết hiện trong phạm vi Liên minh châu Âu (EU), mức cho phép trung bình hàng năm đối với chất dạng hạt này là 40 microgram/m3 không khí. Tuy nhiên, WHO đang khuyến nghị giảm xuống mức 20 microgram/m3 không khí.

Cho đến nay, giới chức các thành phố Berlin và Munich đã tuyên bố sẽ xem xét việc thực thi lệnh cấm đốt pháo hoa đối với cá nhân tại một số khu vực ở trung tâm thành phố vào đêm giao thừa đón năm mới.

ÔngJürgen Resch cũng kêu gọi các thành phố khác ở Đức thực hiện giống Berlin và Munich. Ông cũng cho biết tới đây, tổ chức DUH cũng sẽ theo đuổi lệnh cấm đốt pháo tại các thành phố ở Đức.

Theo kết quả phân tích do tổ chức DUH đưa ra, trong thời điểm diễn ra lễ đón giao thừa, pháo nổ đã giải phóng khoảng 5.000 tấn chất dạng hạt, tương đương khoảng 16% tổng lượng chất dạng hạt do giao thông đường bộ ở Đức gây ra mỗi năm.

Anh Đức (TTXVN)


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000