lona Prindable - khi đó 28 tuổi - nói rằng sự kiện ngày 9 tháng 11 năm 1989 đối với bà như mới ngày hôm qua.
"Thật không thể tin được. Những cảm xúc đó vẫn rõ mồn một và tôi không thể diễn tả được hết bằng câu từ.VỚi tôi đó là ngày được tư do. Tôi có thể đi đến nơi tôi muốn. Tôi có thể đi du lịch đến nơi mình muốn đi."
28 năm trước, Berlin trở thành một thành phố bi chia đôi khi chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai và "bức tường chống phát xít" giữa Đông và Tây Berlin. Mục đích chính thức của Bức tường Berlin này là nhằm ngăn cái gọi là "những kẻ phát xít" phương Tây vào Đông Đức, nhưng nó cũng nhằm ngăn việc di tản quy mô lớn từ Đông sang Tây.
Trong những năm sau đó, ít nhất 138 người đã bị giết bởi lực lượng an ninh Đông Đức khi họ đang cố gắng vượt qua bên giới vào phía Tây, trong khi nhiều người khác đã bị bắt và bị giam cầm.
Tại một cuộc họp báo ngày 9 tháng 11 ở Đông Berlin, ông Guenter Schabowski, một thành viên của Bộ chính trị cầm quyền Đông Đức, tuyên bố du hành tư nhân và xuất cảnh vĩnh viễn khỏi Đông Đức nay được phép. Được hỏi khi nào thì luật lệ có hiệu lực, ông Schobowski nói ngay lập tức, không trì hoãn.
Trên thực tế, việc đã được lên kế hoạch để bắt đầu ngay vào ngày hôm sau, với các chi tiết về việc xin thị thực.
Nhưng tin tức trên khắp truyền hình - và người Đông Đức đổ xô đến biên giới với số lượng quá tải.
Ilona, lúc đó mang thai bảy tháng là một người trong số đó.
"Mang thai là một lợi thế khi ở Đức, chứ không chỉ ở Đông Đức. Tôi nghĩ rằng họ cũng áp dụng tương tự ở Tây Đức. Vì vậy, chúng tôi đã có sổ thông hành mà tôi gọi là dành cho người mẹ nhỏ, trong đó có tất cả thông tin chi tiết để nhỡ có chuyện gì thì họ sẽ gọi xe cứu thương.
Sổ này cho bạn quyền được ưu tiên cắt hàng đi trước. Bạn tôi nhìn thấy một người bảo vệ biên giới gần cổng và vỗ vào vai ông ta, rồi giơ quyền sổ thông hành trước mặt ông ấy và nói rằng, này, chúng tôi có người mang thai ở đây, chúng tôi không cần phải chờ đợi, chúng tôi muốn đi ngay. Ông lính lúc dđó bối rối và cho chúng tôi đi."
Nhiếp ảnh gia người Úc, Enzo Amato, cũng ở đó và ghi lại những sự kiện ngày hôm đó.
"Ngày hôm đó bạn giống như là đang ở trong một giấc mơ. Sau một đêm tỉnh dậy mọi thừ bỗng dưng thay đổi một cách nhanh cho1nh. Với tôi đó là một chuyện hoàn toàn bất ngờ. Là một người ngoại quốc, không phải người Đức, có mặt ở đó vào thời điểm đó. Với tôi đó không chỉ là sự bất ngờ mà còn là một khoảnh khắc cách mạng trên toàn lục địa châu Âu."
Người dân Tây Đức chen chúc trước Bức tường Berlin, chứng kiến cảnh tương biểu tượng của ngăn cách đất nước bị phá bỏ. (Ảnh: Getty)
Việc mở Bức tường Berlin đã kéo theo một loạt các sự kiện dẫn đến sự thống nhất nhanh chóng bất ngờ của Đức chưa đầy một năm sau đó.
Nhưng Anna Funder, tác giả cuốn sách giành giải thưởng, Stasiland, nói về những người Đông Đức đã cố gắng thoát khỏi chế độ đàn áp cũng như những người làm việc cho cảnh sát bí mật cho biết, 30 năm sau, nước Đức vẫn bị chia rẽ.
"Có một số lượng lớn những thông tin về tình trạng đó trên các phương tiện truyền thông Đức . Họ gọi nó là bức tường trong tư tưởng, và chúng ta đang thực sự nói về thế hệ tiếp theo. Nhưng người ở độ tuổi 30 bây giờ rõ ràng không có kinh nghiệm sống và bị nhốt trong một chế độ độc tài dưới sự giám sát gắt gao.
Nhưng tuy nhiên, và tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai tỉnh táo thực sự muốn quay lại và sống dưới những điều kiện đó, nhưng họ cảm thấy rằng có một sự tiếm quyền nào đó của người Tây Đức trong ngành công nghiệp của họ, cho nơi làm việc của họ, cho hệ thống giáo dục,cứ như tất cả những thứ đó nằm trong hệ thống luật pháp của người Tây Đức vậy."
Nguồn: SBS
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000