Thủ tướng Đức Angela Merkel thắp nến tại đài tưởng niệm nạn nhân của chế độ chuyên chế cộng sản tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin đổ
Sự lật đổ của bức tường, từng chia cắt miền Đông do Cộng sản cai trị và miền Tây tư bản ở Berlin trong gần ba thập kỷ và trở thành một biểu tượng mạnh mẽ của Chiến tranh Lạnh, được tiếp nối một năm sau đó bởi cuộc thống nhất của nước Đức vào năm 1990.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và các lãnh đạo quốc gia láng giềng đặt hoa tưởng niệm
"Cùng với những người bạn của chúng ta, chúng ta tưởng nhớ với lòng biết ơn sâu sắc về các sự kiện diễn ra 30 năm trước," ông Stein Steinmeier nói trong một buổi lễ tại Đài tưởng niệm bức tường Berlin ở phố Bernauer, mà cũng có sự tham dự của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel và các nguyên thủ quốc gia từ Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech.
"Không có sự can đảm và ý chí tự do của người Ba Lan và Hungary, người Czech và người Slovak, các cuộc cách mạng hòa bình ở Đông Âu và thống nhất nước Đức sẽ không thể thực hiện được," ông Stein Steinmeier nói.
Không có sự can đảm và ý chí tự do của người Ba Lan và Hungary, người Czech và người Slovak, các cuộc cách mạng hòa bình ở Đông Âu và thống nhất nước Đức sẽ không thể thực hiện được
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier
Trong buổi lễ, ông Steinmeier và các tổng thống Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech đã đặt hoa hồng trong những khoảng trống nhỏ trên những phần còn lại của bức tường tại đài tưởng niệm, hãng tin Anh tường thuật.
Vào tháng 8/1989, lần đầu tiên, những người lính biên phòng Hungary cho phép người dân từ Đông Đức tự do đi qua Áo, mở đường cho sự sụp đổ của Bức tường Berlin ba tháng sau đó và sự cáo chung của Bức màn sắt.
Cuộc tranh đấu vẫn tiếp diễn
Người dân, trong đó có thanh niên, học sinh, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân của chế độ cộng sản ở Đông Đức và đánh dấu 30 năm ngày bức Tường Berlin sụp đổ
Tuy nhiên, ông Steinmeier chỉ ra rằng sự kiện lịch sử này không đánh dấu sự "kết thúc của lịch sử", như nhà sử học người Mỹ Francis Fukuyama từng tuyên bố.
"Cuộc đấu tranh của các hệ thống chính trị vẫn còn tiếp tục và tương lai không chắc chắn hơn bao giờ hết," ông nói thêm.
"Nền dân chủ Tự do đang bị thách thức và bị nghi ngờ," ông Stein Steinmeier nói.
Các giá trị mà dựa trên đó châu Âu được thành lập - tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp trị, tôn trọng quyền con người - là bất cứ điều gì ngoài sự hiển nhiên
Thủ tướng Đức Angela Merkel
"Đó là lý do tại sao Đức và các đồng minh châu Âu phải chiến đấu mỗi ngày vì một châu Âu hòa bình và thống nhất với mỗi quốc gia phải nỗ lực làm phần việc của mình để vượt qua những sự khác biệt," ông nói thêm.
Thông điệp của tổng thống Đức đã được Thủ tướng Merkel lặp lại trong một bài phát biểu ngắn ở một buổi lễ kỷ niệm tại một nhà nguyện.
"Các giá trị mà dựa trên đó châu Âu được thành lập - tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp trị, tôn trọng quyền con người - là bất cứ điều gì ngoài sự hiển nhiên.
Thắp nến tại khu tượng đài tưởng niệm hôm 09/11/2019 ở Berlin
"Và những giá trị ấy phải được lấp đầy bằng sự sống và phải được bảo vệ đi, bảo vệ lại," bà nói.
Các lễ hội ở Berlin theo dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm bằng một bữa tiệc tại Cổng Brandenburg vào buổi tối với dàn nhạc Staatskapelle Berlin do Daniel Barenboim đạo diễn cùng với sự góp mặt của WestBam, huyền thoại DJ âm nhạc techno, vẫn theo Reuters.
Nhân chứng người Việt kể về sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ
Nói chuyện với phóng viên BBC News Tiếng Việt có mặt tại Berlin vào đúng ngày kỷ niệm 9/11/2019, một số người chia sẻ nhiều cảm xúc lẫn lộn.
Ông Phạm Tuấn Thọ từ Đông Đức đi qua cửa khẩu Checkpoint Charlie để sang Tây Berlin vào đêm 9/11/1989
Ông Phạm Tuấn Thọ, từ Đông Đức đi qua cửa khẩu Checkpoint Charlie vào đêm 9/11/1989: "Tôi theo dõi tin thời sự trên TV, được biết Bức tường Berlin sẽ mở cửa và các công dân Đông Đức được tự do đi lại sang Tây Đức."
"Thế là tôi đã đi ngay trong đêm 9/11/1989 hơn 400 cây số, từ nơi đang làm việc ở Đông Đức giáp với Tiệp Khắc để tìm cách sang Tây Berlin."
"Khi bước chân qua cửa khẩu Checkpoint Charlie, đứng trên mảnh đất Tây Đức, tôi ngỡ ngàng."
Ông Đào Quang Vinh ở Đông Berlin trèo qua Bức tường Berlin hôm 11/11/1989
Ông Đào Quang Vinh, từ Đông Berlin trèo qua Bức tường Berlin ngay sau ngày 9/11/1989: "Người Việt mình đã phải trả giá quá nhiều cho việc thống nhất."
"Nhiều khi tôi cảm thấy ghen tị với người Đức, cảm giác như họ đã có chút gì đó may mắn hơn người Việt mình. Tiến trình thống nhất của họ diễn ra suôn sẻ không ai ngờ."
Bà Thuý Nonnemann đã giúp đỡ một số người Việt từ Đông Berlin chạy sang Tây Berlin sau ngày 9/11/1989
Bà Thuý Nonnemann, sinh sống tại Tây Berlin từ thập niên 1960: "Tối hôm 9/11/1989, trời mưa phùn. Tôi ở nhà xem vô tuyến, bất thình lình nghe tin Bức tường Berlin đổ."
"Ngày hôm sau, 10/11/1989, tôi đi ra Cổng Thành xem dân chúng vượt qua bức tường thế nào."
"Tôi thấy nhiều người Á châu nói tiếng Việt. Họ kể họ lao động ở bên Đông Đức, bây giờ họ muốn ở lại nhưng sợ bị trục xuất về. Tôi đưa họ tới cảnh sát Tây Đức ghi tên để họ được vào trại."
Câu chuyện của các nhân chứng người Việt sẽ được gửi tới quý vị trong những ngày tới, mời quý vị nhớ đón theo dõi.
Nguồn: BBC
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000