Nước Đức đang mở cửa trở lại, các cửa hàng, quán ăn bắt đầu đi vào hoạt động. Giải bóng đá Bundesliga cũng được cho phép tiếp tục, trong khi các trường học sẽ dần mở cửa lại trong mùa hè tại châu Âu.
Người dân được yêu cầu phải mang khẩu trang khi ra ngoài, và các giới hạn giãn cách xã hội vẫn tiếp tục duy trì.
Tỷ lệ lây nhiễm bệnh tại Đức đã được giữ ở mức thấp trong khoảng một tháng qua, và Thủ tướng Angela Merkel khen ngợi người dân vì đã tuân thủ các biện pháp phong tỏa.
“Tôi có thể nói rằng con số lây nhiễm hiện tại cho thấy, ở một mức độ nào đó dịch bệnh đã nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng nó chỉ cố định tại thời điểm ngay lúc đó."
Với mỗi bối cảnh tiếp xúc mới, chúng ta cần phải theo dõi liệu tỷ lệ lây nhiễm có giữ nguyên hay không. Giờ đây chúng ta đang ở trong giai đoạn mà có nhiều những sự tiếp xúc hơn trước đây.
Với việc nhiều quốc gia châu Âu phải thực thi lệnh phong tỏa để đối phó với đại dịch, khu vực này đã hứng chịu một mức thiệt hại về kinh tế vô cùng nặng nề.
Ủy ban châu Âu đã xác nhận cho hay, đại dịch coronavirus đã gây ra cú sốc kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái trong thập niên 1930s.
Theo đó, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể sẽ là những quốc gia chịu tác động tồi tệ nhất.
Ủy viên phụ trách các vấn đề Kinh tế và Tài chính của Liên minh châu Âu (EU) là ông Paolo Gentiloni.
“Có thể thấy khá rõ ràng, rằng liên minh châu Âu (EU) đã tiến vào một thời kỳ khủng hoảng kinh tế sâu rộng nhất trong lịch sử. Các nền kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ chứng kiến một mức giảm sút kỷ lục là 7.4 phần trăm trong năm nay, và 7.7 phần trăm trên toàn khu vực, cao hơn cả thời điểm khủng hoảng tài chính hồi năm 2009. Vào năm 2009, tỷ lệ sụt giảm kinh tế rơi vào khoảng 4.5 phần trăm.”
Trong bối cảnh các quốc gia đang bắt đầu mở cửa trở lại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh, sự thận trọng là vô cùng thiết yếu.
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, mối nguy hiểm đó là, một số các giới hạn được gỡ bỏ có thể sẽ cần phải được đưa ra lại.
Rủi ro quay trở lại các lệnh phong tỏa vẫn rất là rõ ràng, nếu như các quốc gia không kiểm soát quá trình chuyển đổi một cách cẩn thận, và trong một lộ trình hợp lý.
"Đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của các hệ thống y tế mạnh mẽ ở phạm vi quốc gia và địa phương, trên nền tảng an ninh y tế toàn cầu.”
Về lĩnh vực nghệ thuật và biểu diễn sân khấu, có thể sẽ phải mất thêm nhiều tháng trước khi những sự kiện biểu diễn trực tiếp được cho phép diễn ra trở lại.
Các địa điểm nhạc kịch Broadway tại New York đã phải đóng cửa vào ngày 12/3 và lệnh đóng cửa đã được kéo dài tới ít nhất là ngày 7/6.
Brisa Trinchero là một nhà sản xuất và đầu tư nhạc kịch Broadway.
“Tôi nghĩ Broadway sẽ mất rất lâu để có thể quay trở lại. Tôi nghĩ đó sẽ là một thời gian đầy phấn khởi cho các nhà hát nhỏ hơn, cho những địa điểm trình diễn phi truyền thống. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nghĩ lại về định nghĩa của nhà hát. Nhưng tôi nghĩ, bất kỳ nó là gì đi nữa, thì điều này đã chứng tỏ rằng con người có một nhu cầu vô cùng lớn cho kịch nghệ sân khấu.”
Nhà sản xuất Broadway Brian Moreland nói rằng, nhiều hoạt động đang diễn ra trong hậu trường để lên các phương án mở cửa lại một cách an toàn.
“Chúng ta đến nhà hát, chúng ta đến cùng với nhau để cùng trải nghiệm cùng nhau, đúng không? Việc đi cùng nhau, cùng thưởng thức một trải nghiệm với nhau, nó rất khác với việc xem cái gì đó ở trong nhà bạn, xem trên máy tính. Vâng, đúng là đã có nhiều bàn luận về điều đó. Để mở cửa lại an toàn, chúng ta sẽ ngồi cách nhau một ghế chăng? Liệu chúng ta chỉ bán một nửa số vé trong nhà hát? Hay là bỏ qua các hàng ghế cạnh nhau?”
Tổng thống Donald Trump cũng đã tỏ ra nóng lòng muốn mở cửa lại nước Mỹ, nhưng không giống như Đức, đại dịch tại Mỹ vẫn chưa hề nằm trong vòng kiểm soát.
TT Trump nói rằng đại dịch COVID-19 là cuộc tấn công tồi tệ nhất đối với nước Mỹ, đồng thời chỉ trích Trung Quốc.
Đây là vụ tấn công kinh khủng nhất mà chúng ta từng có. Nó tồi tệ hơn trận Trân châu Cảng. Nó tệ hơn cả vụ Tòa tháp đôi. Chưa từng có một cuộc tấn công nào như thế này. Và đáng ra nó không bao giờ xảy ra.
"Đáng ra nguồn bệnh đã được ngăn chặn, nó đáng ra đã được ngăn chặn tại Trung Quốc. Nó đáng ra đã được ngăn chặn tại nơi bắt nguồn. Và nó đã không được ngăn chặn.”
Chính quyền Trump tiếp tục theo đuổi một giả thuyết cho rằng coronavirus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.
Tuy nhiên giả thuyết này đã nhận về nhiều sự phản đối, trong đó bao gồm các chuyên gia tại Mỹ như tiến sỹ Anthony Fauci.
Mới đây, một phóng viên đã yêu cầu Ngoại trưởng Mike Pompeo làm rõ hai tuyên bố dường như đối lập nhau. Trong một phát biểu, ông Pompeo nói nước Mỹ không biết liệu virus có phải đến từ trong một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán hay không, nhưng sau đó khẳng định rằng có chứng cứ to lớn cho thấy virus đến từ phòng thí nghiệm.
Ông Mike Pompeo nói rằng hai tuyên bố đó hoàn toàn nhất quán.
“Chúng tôi không có sự chắn chắn nào. Và có những bằng chứng lớn cho thấy virus này đến từ phòng lab. Cả hai tuyên bố đều có thể đúng. Tôi đã đưa ra các tuyên bố đó. Các nhân viên chính phủ đã đưa ra các tuyên bố đó. Tất cả đều đúng. Chúng tôi không có một sự chắc chắn về việc liệu nó bắt nguồn trong phòng thí nghiệm hay là ở nơi nào khác. Có một cách dễ dàng để tìm ra câu trả lời cho nó."
Sự minh bạch, cởi mở, những điều mà các quốc gia thường làm khi họ thực sự mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một đại dịch toàn cầu, khi họ thực sự mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ sự an toàn của con người và để nền kinh tế hoạt động trở lại.
Trung Quốc đã bác bỏ những nghi ngờ từ phía Mỹ, và cho rằng chính phủ nước này chỉ đang tìm cách đổi hướng dư luận ra khỏi những chỉ trích về cách xử lý dịch bệnh tại đây.
Nguồn: sbs.com.au
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000