Trang tin CNBC cho rằng, cách Đức gỡ bỏ lệnh đóng cửa có thể là mô hình hay cho các nước châu Âu tham khảo.
foto: br.de
Nhận định này dựa trên 2 cơ sở
Thứ nhất, .
Thứ hai, ngày 20/4 vừa qua, Berlin là nơi đầu tiên, trong nhóm 5 nước nói trên, ấn nút tái khởi động nền kinh tế, nới lỏng giãn cách xã hội trên diện rộng, cho phép các cửa hàng bán lẻ được hoạt động trở lại.
Tuy nhiên các quy định giãn cách xã hội sẽ vẫn có hiệu lực đến hết tuần này, sớm nhất là ngày 3/5 tới.
Vậy, nước Đức tái khởi động như thế nào?
Ai được bán hàng, ai vẫn phải nghỉ?
Theo thông tin trên tờ Spiegel, hiệu sách, cửa hàng bán xe đạp, salon bán xe ô tô và tất cả các cửa hàng bán lẻ có diện tích dưới 800m2 sẽ được mở cửa lại, ngay từ ngày 20/4. Các cửa hàng phải đảm bảo giãn cách xã hội, giới hạn số khách phục vụ trong mỗi lượt... Khách đến phải đeo khẩu trang hoặc khăn vải, miễn là che được mũi và miệng.
Các phòng tập, nhà hàng, quán bar và các cửa hàng có diện tích lớn hơn 800m2 vẫn phải nghỉ chờ thông báo tiếp theo.
Nhiều người đặt câu hỏi tại sao của hàng to bị đóng cửa, trong khi cửa hàng bé lại được kinh doanh?
Nhiều ý kiến phản đối bày tỏ sự thất vọng.
Trong cuộc họp với thủ hiến 16 bang của Đức, Thủ tướng Angela Merkel mong muốn các cửa hàng rộng 400m2 đổ lại, chứ không phải 800m2 được mở cửa. Bà Merkel cho rằng, cửa hàng nhỏ dễ kiểm soát lượng khách ra vào. Mặt bằng kinh doanh càng lớn thì càng mạo hiểm tập trung đông người.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức cũng đồng tình với ý kiến của bà Merkel. Vị này cho rằng, các cửa hàng nhỏ đứng trước nhiều rủi ro phá sản hơn, nếu tiếp tục kéo dài lệnh đóng cửa, bởi những doanh nghiệp này thường có nguồn lực hạn chế, vốn lại ít...
Thực tế, 80% doanh nghiệp bán lẻ Đức kinh doanh với mặt bằng dưới 800m2.
Quy định như vậy đã đại diện cho phần lớn ngành bán lẻ, hợp lý với tình hình hiện tại.
Trong bối cảnh dịch bệnh, cái khó ló cái khôn. Doanh nghiệp nhỏ đã cố gắng chứng minh rằng không phải cứ cửa hàng bé thì khó giãn cách xã hội. Tờ báo Người Bảo vệ của Anh đã kể câu chuyện của chủ một hiệu sách ở thành phố Postdam. Bà chủ cửa hàng kê lại bàn ghế, kê lại tủ sách thành một lối vào và lối ra duy nhất theo kiểu mê cung.
Bà cũng chỉ cho phép 2 khách được vào cửa hàng cùng lúc, cố gắng hạn chế khả năng khách hàng giáp mặt nhau.
Ước tính, mỗi tuần đóng cửa, kinh tế Đức thiệt hại 42 tỷ Euro, con số khổng lồ.
Việc nới lỏng giãn cách khi dịch bệnh lắng dịu là điều cần thiết. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng cẩn thận không bao giờ thừa. Quá trình mở cửa trở lại cần hết sức cảnh giác. Nếu dịch bùng phát lần thứ 2, các cửa hàng lại bị đóng cửa, thiệt hại lúc đó sẽ khó ước tính, công việc kinh doanh của nhiều người coi như chấm hết.
VTV
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000