Nghĩ đến du học sinh, người ta thường nghĩ đến những chuyện nào là học giỏi, nhà giàu, nào là được học tập tại những ngôi trường “sang chảnh”, nào là tương lai tươi sáng, định cư nước ngoài,… Tuy nhiên, cuộc sống du học thực sự còn rất nhiều mảng tối chứ không màu hồng như chúng ta vẫn nghĩ.
Đặc biệt, với những bạn đi du học tự túc, cuộc sống du học thực sự không dễ dàng!
Mới đây, trên trang Confessions nổi tiếng của một trường đại học Việt Nam đăng tải một bài viết tâm sự như tiếng lòng của rất nhiều du học sinh về câu chuyện mảng tối khi đi du học.
Ảnh chụp màn hình
Trong nhiều năm trở lại đây, du học đang trở thành một hướng đi được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn. Trái với quan niệm chúng ta thường nghĩ chỉ những gia đình khá giả mới cho con em đi du học, thực tế rất nhiều du học sinh Việt Nam hiện nay ra nước ngoài với món nợ trên vai.
Bởi vậy, để có tiền trang trải học phí, chi phí sinh hoạt, các bạn du học sinh tự túc luôn phải ‘quần quật’ làm thêm. Cuộc sống du học chỉ xoay quanh quỹ đạo: sáng đi học, chiều về ngủ, tối đi làm. Những bạn mong muốn kiếm dư tiền để gửi về quê Việt Nam cho bố mẹ trả nợ ngân hàng thì còn vất vả hơn nữa, “thời gian ngủ cũng không có, mỗi ngày lên lớp buồn ngủ không thể học được”. Có bạn lao đầu vào “bán sức lao động”, thậm chí bỏ học để đi làm. Theo chủ nhân confessions: “Du học là thế đấy, là cô đơn, là lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền, là thời gian yêu đương hay chăm sóc bản thân cũng không có”.
Bên cạnh nhiều quan điểm tỏ ra đồng cảm với hoàn cảnh của những bạn trẻ đang sống vất vả nơi đất khách quê người, rất nhiều ý kiến cho rằng, dành tuổi thanh xuân để học tập, lao động như thế không có gì là lãng phí:
Bạn Đ.L chủ nhân của bình luận đạt 300 lượt like bày tỏ quan điểm: “Trải nghiệm cũng là thanh xuân mà. Tiếc gì đâu. Nếu chỉ đi học, đi làm và ngủ thì đã có nhiều tiền. Thích mua gì thì mua. Mua được những thứ mà ở Việt Nam nếu nhà không giàu thì sẽ chẳng bao giờ mua được. Bạn bè hay thanh xuân hay tất cả cũng cần phải có tiền. Tự mình làm ra rồi mua thứ mình thích. Nếu được chọn lại thì mình vẫn đi du học”.
“… Có đi, có trải nghiệm mới biết mình lớn hơn, trưởng thành hơn rất nhiều. Khó khăn về công việc và chuyện áp lực về tiền bạc thì ở đâu cũng vậy… nhưng ở Việt Nam thì còn có người thân người quen này kia, còn bên này thì không… Khi mới sang vì không biết nhiều tiếng nên mình chọn đi làm nông giữa cái nắng 40 độ và trời lạnh âm độ. Giờ nghĩ lại vẫn thật không thể tin nổi em lại có thể chịu đựng được như vậy! 1 đợt thì đi làm nhà hàng, cày 12 tiếng đến mức không biết việc gì khác ngoài ngủ và đến trường, ngày nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, đến lớp ngủ gục, mắt sưng vì thiếu ngủ, nhưng cũng chả dám gọi nói cho bố mẹ nửa lời. Vì sợ bố mẹ lo, thương con rồi lại nhớ. Giờ mình có thể tự mua được những món đồ mình thích mà trước đây chưa dám mua, thanh xuân là phải đánh đổi thì mới trọn vẹn được”, câu chuyện xúc động của du học sinh T.D.L
Du học sinh Việt Nam đang làm thêm tại các trang trại nông sản ở Nhật.
Nhiều ý kiến cũng thẳng thắn bày tỏ, đánh đổi thanh xuân hay không do suy nghĩ và khả năng chịu đựng của mỗi người. Nếu coi đó là trải nghiệm thì không có gì gọi là “mất cả tuổi thanh xuân cả”. Hơn nữa đi làm thì vẫn có ngày nghỉ, nếu biết sắp xếp vẫn có thể dành thời gian đi đây đó với bạn bè. Thanh xuân vẫn ý nghĩa như thường!
Còn bạn, quan điểm của bạn thế nào?
Đỗ Kiều
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...