Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Du học sinh Việt Nam có mặt khắp nơi, từ các nước Châu Âu cho đến Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, gần hơn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan...
Nếu nói rằng, do chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam quá kém nên phụ huynh cho con du học thì cũng không công bằng. Không phải tất cả trường đại học trong nước đều kém chất lượng, và thực ra cũng còn tuỳ vào năng lực học tập của từng người. Có không ít sinh viên chỉ học đại học trong nước nhưng rất giỏi, được các Cty nước ngoài sử dụng trả lương cao.
Ngược lại, không phải ai đi học nước ngoài cũng tốt, không phải trường đại học nào ở nước ngoài cũng hay. Bên cạnh những trường đại học danh tiếng, không ít trường vô danh, đào tạo chất lượng loàng xoàng. Cho nên nhiều người cầm tấm bằng đại học ở các nước trở về vẫn thất nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng lão luyện chỉ cần nhìn tên trường và bảng điểm là biết ngay có thực chất hay không.
Thế nhưng, gần như gia đình nào có điều kiện cũng chọn con đường du học cho con cái họ, kể cả học ở những trường chất lượng rất thấp. Có lẽ vì tâm lý sính ngoại, hoặc vì đa số không tin vào chất lượng đào tạo đại học Việt Nam.
Một lý do khác, nhiều học sinh không đủ sức để vào các trường đại học top đầu của Việt Nam, nhưng do cha mẹ có tiền nên du học. Những sinh viên này có tấm bằng đại học nước ngoài cho oai, nhưng không thể so được với sinh viên giỏi của đại học trong nước. Phải nhìn nhận như vậy mới khách quan, công bằng.
Trong số 4 tỉ USD bỏ ra cho du học, cũng có sự lãng phí, vậy thì bằng cách nào giữ lại số tiền lãng phí đó. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặt vấn đề làm sao để thu hút được học sinh, gia đình có điều kiện học ngay tại trong nước?
Câu trả lời quá rõ là phải nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam, lấy lại niềm tin của người dân đối với giáo dục trong nước. Nâng cao bằng cách nào, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây dựng trường đại học theo hướng chuẩn quốc tế.
Đào tạo đại học theo hướng quốc tế hoá, chủ trương là vậy nhưng cách làm còn nhiều cản trở. Cụ thể là mới đây, Giáo sư Trương Nguyện Thành không được bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen do quy định về thời gian làm quản lý 5 năm.
Hãy tháo bỏ những điều kiện kinh doanh trong giáo dục thì mới xã hội hoá được giáo dục.
Nguồn: LÊ THANH PHONG/ Laodong.vn
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...