Thực ra nói nhói lòng thì cũng hơi quá, nhưng chúng tôi thực sự rất buồn phiền khi cuộc sống nơi xứ người của cộng đồng người Việt trẻ đang bị hiểu lầm như vậy. Thực ra, nói sướng khổ cũng ở quan niệm mỗi người. Biết đâu tôi thấy khổ bạn thấy sướng, và ngược lại. Nhưng hãy để tôi cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn, cuộc sống du học là như thế nào!
Một mình tự lập nơi đất khách quê người, theo bạn là sướng hay khổ?
Không còn bố mẹ ở cạnh bên, không họ hàng thân thích, ban đầu còn không có bạn bè, một mình du học sinh bắt đầu cuộc sống ở một quốc gia khác, có khi cách quê hương cả nửa vòng trái đất. Rồi sốc văn hóa, khả năng hòa nhập, ốm đau do thời tiết, lạc đường,… Rồi các ngày lễ tết không được bên gia đình,… Biết bao khó khăn mà du học sinh phải đối mặt.
Ừ cũng “khổ” đấy, nhưng là “được khổ”. Nhờ những bước đầu khó khăn như vậy mà du học sinh mới trưởng thành hơn, “cứng cáp” hơn. Nhiều bạn từ nhút nhát trở nên dạn dĩ. Nhiều bạn khi ở Việt Nam chỉ biết chơi và học, chẳng bao giờ biết động tay vào việc nhà mà đi du học về lại bỗng trở thành “đầu bếp”, rồi học được cách chăm sóc bản thân, cách sắp xếp cuộc sống đâu vào đấy.
Học mọi lúc mọi nơi… theo bạn là sướng hay khổ?
Đi du học không chỉ là “đi học”, không chỉ là ngày ngày cắp sách đến trường, dành mấy tiếng mỗi ngày trên giảng đường. Cuộc sống du học phức tạp hơn nhiều.
Nền giáo dục của các nước tiên tiến yêu cầu tinh thần chủ động của học sinh/sinh viên rất nhiều, du học sinh Việt Nam sẽ phải nỗ lực gấp đôi gấp ba người khác để có thể thích ứng với cách học, cách thi của nước sở tại. Rồi không chỉ kiến thức trong nhà trường, du học sinh còn ngày ngày tiếp thu vô vàn kiến thức về văn hóa ứng xử, lịch sử địa phương,…
Mỗi bước chân là một điều mới mà du học sinh phải học hỏi không ngừng để nhanh chóng hòa nhập với xã hội. Vất vả đấy, nhưng bù lại du học sinh được thấy, được mở mang hơn rất nhiều.
Dần dần, những điều lạ lẫm từ môi trường lạ lẫm đó âm thầm hòa nhập với chủ thể, giúp du học sinh tự thân sẽ có lúc sẽ thấy mình đã khác rất nhiều so với ngày mới đến. Thấy trong từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ của mình đã có bản sắc của một xã hội văn minh, tiến bộ.
Kiếm ngoại tệ mỗi ngày… theo bạn là sướng hay khổ
Du học sinh làm thêm rất nhiều. Vì học phí đắt đỏ, vì chi phí sinh hoạt,… làm thêm là sự lựa chọn duy nhất. Ban đầu không sõi tiếng nước ngoài, du học sinh chỉ có thể làm các công việc chân tay nặng nhọc.
Nhiều học sinh Việt Nam tại Nhật làm việc trên cánh đồng nông sản, nhà máy chế biến,…
Để đảm bảo thời gian học tập, các bạn phải làm ca đêm. Cuộc sống xoay quanh: sáng học, chiều ngủ, tối làm thêm. Kiếm được đồng ngoại tệ vất vả lắm đấy!
Thế nhưng, nghĩ mà xem, ở độ tuổi ấy, trong khi bạn bè vẫn đang tiêu tiền gia đình chu cấp và chỉ có mỗi việc đi học – đi chơi thì du học sinh lại có những ngày tháng sống hết mình như thế. Du học sinh kiếm đồng tiền bằng mồ hôi công sức để chi tiêu cho việc học hành, sinh hoạt.
Tự mua được món đồ đắt đỏ yêu thích bằng tiền mình làm ra chẳng phải rất đáng quý hay sao?
Nhiều bạn chăm chỉ, có năng lực thậm chí còn có thể tìm được những công việc tốt, gửi được cả tiền về cho cha mẹ.
Chưa kể làm việc cũng là một cách để học thêm giao tiếp, học hòa nhập với cuộc sống xã hội. Vậy là vừa được học “miễn phí”, vừa được trả công!
Cuộc sống du học là như thế đấy! Còn đáp án cho câu hỏi “Sướng hay khổ” bạn tự trả lời nhé.
PV
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...