Với mong muốn có thêm thu nhập và những trải nghiệm bổ ích với cuộc sống ở xứ người, không ít du học sinh đã sẵn sàng “lăn xả” với những công việc làm thêm. Thế nhưng, có những bạn đã phải chùn bước bởi rất nhiều khó khăn không thể lường trước.
Vất vả, lương bèo bọt, dành dụm chi tiêu
Nhiều du học sinh Việt trước khi xách balo đi du học vẫn thường lầm tưởng rằng kiếm tiền ở nước bạn không khó, nhưng sau những ngày nếm trải việc làm thêm mới nhận ra rằng kiếm tiền khó không tưởng!
Những công việc đơn giản, chiếm ít thời gian, lương cao tới hàng chục triệu đồng/tháng có lẽ chỉ là mong ước xa xôi. Hầu hết các du học sinh Việt đi làm thêm ngoài giờ học đều phải làm việc quần qu ật nhiều giờ liền với những công việc chân tay vất vả như: Chạy bàn, phụ bếp, bán hàng, c ắt cỏ, giao báo…
Tiến Minh – du học sinh tại Seattle, Mỹ kể về công việc hái hoa quả mà cậu từng làm: “Lúc nào mình cũng phải dầm mưa giãi nắng ngoài trời, mồ hôi nhễ nhại nhưng vẫn phải khệ nệ bê từng giỏ hoa quả to tướng. Mức lương của mình là khoảng hơn 10 USD/giờ, mình phải chắt chiu lắm thì số tiền này mới đủ cho những chi phí sinh hoạt của bản thân”.
Đêm 2h đi làm vê đi làm, sáng 7h đi học đến lớp ngủ
Du học sinh thường đi làm thêm theo ca, có những công việc kéo dài từ chiều tối tới đến đêm khuya hoặc từ đêm đến sáng sớm hôm sau. Vì thiếu ngủ và vì quá mệt, nhiều du học sinh đã phải ngủ gục ngay trong lớp học.
“Đi làm thêm kiếm được một khoản tiền nho nhỏ trang trải chi phí nhưng ảnh hưởng tới việc học tập rất rõ ràng. Hầu như ngày nào mình cũng phải đi học muộn do quãng đường từ chỗ làm thêm đến trường khá xa, chưa kể có những hôm mệt quá, đến lớp chỉ biết… há miệng ra ngủ. Thời gian tự học ở nhà cũng ít đi, kết quả của học tập của mình giảm sút rõ rệt” – Quốc Phong – du học sinh tại Nhật cho biết. Chàng trai này cũng tiết lộ thêm rằng đã phải từ bỏ công việc làm thêm của mình sau một học kỳ quá đuối sức vì chạy đua giữa việc học và đi làm
Lách luật để đi làm
Hầu hết các nước đều có quy định giới hạn nhất định đối với việc làm thêm của du học sinh. Ở Mỹ, du học sinh chỉ được làm thêm tối đa 20 giờ/tuần ở trong trường, đi làm thêm ngoài giờ phải có giấy phép đặc biệt; ở Úc, được làm tối đa 20 giờ/tuần và chỉ được làm toàn thời gian vào kỳ nghỉ; hay khắt khe hơn như ở Trung Quốc, du học sinh tuyệt đối không được đi làm thêm…
Lê Duyên cho biết du học sinh ở Trung Quốc bị cấ m đi làm thêm nhưng nhiều bạn vẫn lách luật.
Thế nhưng, vì động lực kiếm tiền và trải nghiệm, rất nhiều du học sinh vẫn bất chấp để “đi làm chui”. Lê Duyên (du học sinh tại Thượng Hải, Trung Quốc) kể: “Theo đúng luật thì không được đi làm thêm, nhưng cũng có những người bạn của mình tranh thủ đi làm phục vụ ở các quán ăn từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối với mức lương khoảng 200 nghìn đồng/buổi. Nếu bị phát hiện, thường sẽ bị ph ạt rất nặng, thậm chí bị “đuổi” về nước”.
Méo mặt vì bị lừa
Không chỉ vất vả, ảnh hưởng tới học tập, nhiều bạn du học sinh còn ngậm ngùi nhận ra mình bị l ừa đảo khi xin việc và khi đi làm thêm. Có những trường hợp du học sinh được nhận vào thử việc không lương, nhưng sau một vài ngày nỗ lực để thuần thục công việc, các bạn lại bị từ chối nhận vào làm việc chính thức. Sự thật phũ phàng là chủ quán chỉ “lợi dụng” những ngày thử việc để du học sinh làm việc không công, hết thời hạn thử việc thì lập tức từ chối nhận vào chính thức và tiếp tục đăng tin tuyển dụng tới các du học sinh khác…
Ngoài việc bị “ăn quả lừa” một cách đau đớn như thế, nhiều du học sinh còn bị b ắt nạ t, bị trả mức lương thấp hoặc làm việc vất vả hơn bình thường. Nhất là khi đi làm “chui” hoặc làm quá thời gian cho phép du học sinh càng dễ bị chèn ép.
Không thể phủ nhận những điều tích cực mà việc đi làm thêm đem tới, tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng và cố gắng lựa chọn công việc phù hợp để đảm bảo sức khỏe, không ảnh hưởng tới học tập nhé.
Lan Vũ
Nguồn: Tổng hợp
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...