Hỏi: Vừa qua du học sinh Hồ Quang Phương bị cảnh sát Mỹ đánh đập. Cũng là một du học sinh hiện đang học tại Mỹ, tôi cảm thấy không hài lòng vì cảnh sát Mỹ lại đối xử tàn nhẫn với du học sinh Việt Nam như vậy.
Xin hỏi người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được Nhà nước bảo hộ? Cơ quan nào sẽ bảo hộ quyền lợi của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi bị xâm phạm?
(Hoàng Hà)
Trả lời:
Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Điều 75 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Với quy định này thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được Nhà nước bảo hộ các quyền về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích chính đáng khác khi sinh sống, lao động, học tập ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 thì các Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ và bảo hộ đối với cộng đồng người Việt Nam tại nước sở tại.
Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc cấp các giấy tờ cần thiết, hợp thức hóa sự có mặt của của người Việt Nam ở nước sở tại; đại diện cho công dân Việt Nam để bảo hộ quyền lợi chính đáng của họ trước các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại trong hoạt động kinh doanh hoặc trong các lĩnh vực khác; tiếp xúc với các cơ quan hữu quan của nước sở tại để tìm hiểu và đề ra biện pháp giúp đỡ công dân Việt Nam trong những trường hợp bị áp dụng các hình thức đánh đập, ngược đãi, bắt giam, giữ, xử phạt... Vì vậy, khi bị xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của mình thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần sớm liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại để nhận được sự bảo hộ của Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sỏ pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và các điều quốc tế, Cơ quan đại diện ngoại giao sẽ có những biện pháp phù hợp, để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Luật sư Phạm Công Hải - Cộng tác viên báo điện tử Tintucvietduc
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...