Trải nghiệm Du học nghề ở Đức - Tạo sao không phải màu hồng?

Chào các bạn. Mình mới sang Đức du học nghề ở Đức lĩnh vực Nhà hàng/khách sạn.

Thấy trên hội nhiều bạn hỏi về việc học ngành này như thế nào. Hôm nay mình quyết định dành ngày nghỉ của mình để chia sẻ với các bạn đang và sắp có ý định theo học ngành này.

Mình hy vọng bài viết của mình sẽ giúp các bạn ở VN có cái nhìn toàn diện hơn và đưa ra quyết định chính xác hơn cho bản thân khi quyết định chọn du học nghề ở Đức.

co gai ngoi quay lung 640

Mình sẽ đi vào 2 phần chính:

  1. Thực trạng học nghề NHKS tại Đức
  2. Những lý do khiến các sv Việt cảm thấy hụt hẫng khi theo học ngành này, và giải pháp của cá nhân mình cho từng Problem

Mình học ở trung tâm của Erfurt, có thể nói đây là trường đào tạo nghề NHKS chuyên nghiệp nhất rồi.

Khi đến đây bạn sẽ có 2 khả năng: Một là lên núi ở, hai là được ở tại Wohnheim của trường. Cả hai đều mang đến nhiều bất cập. Lên núi có nghĩa là bạn được điều đi thực tập tại 1 NH/KS ở một nơi ko thuộc khu trung tâm.

Ở đây thường khá là vắng vẻ, nhà cửa thưa thớt, ít các trung tâm dịch vụ và mua sắm. Cuộc sống sẽ rất buồn tẻ và nhàm chán, vì nó thường cách trường và zentrum khoảng 1h đi tàu. 

Khả năng thứ 2 là bạn được thực tập tại trung tâm. Như mình chẳng hạn. Nhà hàng nơi mình thực tập cách trường khoảng 5 điểm Strassenbahn, đi hết 5 phút.

Mình sống tại Wohnheim.

Khi mới bước vào đây, mình bị vỡ mộng toàn tập vì ko nghĩ ở Đức có thể tồn tại kiểu ktx như ở VN, 2~3, thậm chí 4 người/phòng.

Cứ 3 phòng chung 1 bếp và nhà vệ sinh. Mình may mắn được ở tầng 3, chỉ toàn con gái và phần lớn đều là những người có ý thức nên lúc nào cũng yên tĩnh và tách biệt. Còn từ tầng 2 trở xuống thì ...đậm chất ko gian Việt. Sinh viên nhà ta vẫn ko bỏ thói quen tụ tập, sống kiểu làng xã như ở VN.

Ở dưới đó đúng là một nỗi khiếp sợ với mình mỗi lần lướt qua đây. Các phòng nam và nữ ở xen kẽ nhau, mỗi tối đều ầm ĩ tổ chức ăn uống tập thể, hát karaoke đến tận khuya, tụ tập cười nói và chửi bậy. Có lẽ học hành chán nản quá nên nhiều bạn có sở thích nói bậy để xả stress.

Ngoài ra, theo thông tin mình được biết thì con trai ở đây còn tổ chức đánh bạc và sử dụng chất gây nghiện - ở Đức có 1 số chất gây nghiện ko bị coi là bất hợp pháp. Có thể nói là 1 cuộc sống đầy sa ngã đối với các bạn nam khi theo học ở đây. Mặc dù học hành rất khó nhưng ở đây ko mấy ai học gì cả.

Sau khi ổn định chỗ ở thì sv sẽ được đưa đi thử việc tại 1 NH/KS. Có người thử việc 3 ngày, có người 1 tuần hoặc 2 tuần. Thử việc thì ko có lương. Và sau đó bạn có thể được nhận hoặc bị từ chối.

Khi bị từ chối, bạn sẽ tiếp tục đi thử việc tại một nơi khác cho tới khi được nhận. Khi được nhận thì bạn sẽ được ký hợp đồng 3 năm, trong đó 4 tháng đầu vẫn là thử việc, nếu làm ko tốt, bạn vẫn có thể bị đuổi. Yên tâm là 4 tháng này vẫn được nhận trợ cấp như chính thức.

Thời gian làm việc thì khá khắc nghiệt.

Vì NHKS hay đóng cửa muộn. Có bạn làm thâu đêm, có bạn thì 1~2 giờ sáng mới về đến nhà.

Khi về nhà thì luôn trong tình trạng ganz kaputt. Vì ở Đức người ta làm việc rất kinh khủng, cả ngày có khi ko có 1 phút được đứng nghỉ. Tất nhiên vẫn có Pause để ăn trưa. Ở đây đi làm thì tốt nhất để điện thoại vào túi sách và khóa vào tủ, vì ko có kiểu vừa làm việc vừa nt điện thoại.

Công việc thì các bạn phải xác định trước là vô cùng nhàm chán và mệt. Mới đến thì khả năng ngôn ngữ còn kém nên nhiều bạn sẽ phải đi lau chùi, dọn dẹp, tùy từng nơi, có bạn sẽ bị vào bếp rửa bát. Có bạn còn bị làm những việc vặt này trong suốt 6 tháng trời mà ko hề được tiếp xúc với khách hàng. 

Lát nữa mình sẽ nói sâu hơn về vấn đề này. Lên lớp thì học ko hiểu gì vì thầy cô thường nói rất nhanh trong khi sv Việt mình thì khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thường là kém, cho dù đã có B1 hay B2.

Giải pháp là cứ nhằm thằng người Đức mà ngồi gần, vừa đc thực hành tiếng, vừa được chép bài khi cô nói mà ko hiểu. Nhưng cũng tùy, ko phải đứa nào cũng muốn ngồi gần mình đâu.

 

Về vấn đề tâm trạng: 9/10 bạn mình hỏi thì đều có chung niềm hối hận khi qua đây học. Có bạn vừa sang tới nơi đã đòi về. Hôm qua chứng kiến một bạn phòng mình khóc thút thít khi gọi về cho gia đình, mình cũng thấy tội cho bạn ấy.

Vì ở đây bạn ấy ko thích nghi được, công việc thì mệt mỏi và luôn có cảm giác bị coi thường. Mình khuyên bạn ấy hãy mạnh mẽ để quyết định, nếu ko thích ở đây thì hãy dũng cảm về nước. Nhưng bạn ấy nói là ko muốn ở nhưng cũng ko thể về vì đã tiêu tốn của gia đình gần 15.000 eu để sang được đây.

Cố nốt 3 năm để đi làm kiếm tiền bù lại, chứ ko thì ko có mặt mũi nào để về cả. Mình cũng ko biết phải khuyên thế nào, vì nếu sống 3 năm liền trong sự chịu đựng này thì quả thật là khó nói trước. Còn 1 bạn nữa phòng mình thì vừa đi làm ở nơi thực tập, vừa làm thêm cho cửa hàng của người quen để mong sớm trả được số tiền đã chi để qua đây. Bạn ấy cứ lầm lũi đi làm mỗi ngày như thế, người thì hao gần đến thật tội. Thường thì mình ko mấy khi biết bạn ấy về lúc nào do là phải nửa đêm mọi người mới về.

Giờ mình nói về những lý do chính khiến cho nhiều sv Việt chán nản khi sang Đức

1. Ngôn ngữ

Cho dù bạn có B2 hay C1 nhưng chỉ học ở VN, ít có cơ hội thực hành giao tiếp với người Đức thì sang đây thời gian đầu sẽ bị sốc ngôn ngữ, vì người ta nói mình ko hiểu gì. Khoảng cách giữa cái bằng tiếng Đức với giao tiếp hàng ngày đúng là vô cùng ... tận.

Đây cũng là một phần lý do người Việt khi đi làm sẽ bị coi thường. Lên lớp học thì thầy hỏi chỉ có bọn Đức phát biểu, còn dân Việt mình thì ngồi im re với nhau 1 góc. Vì ngồi với bọn Đức thì có hiểu chúng nói chuyện đâu. Vậy nên mình vẫn rất khâm phục các bạn sang Đức học Đại học mà tốt nghiệp ra trường được.

Vì nói chuyện hàng ngày còn khó nói gì đến học những thứ akademic bằng 1 thứ ngôn ngữ khoai như tiếng Đức. Giải pháp là tích cực học hành nhanh nhất có thể thôi, kết hợp học sách vở ở nhà và thực hành ở nơi làm việc thì mới nhanh cải thiện ngôn ngữ. Đừng mong là cứ hàng ngày chém gió với người Đức thôi thì sẽ tự nhiên mà giỏi được.

2. Bị coi thường

 

Dân Đức nói riêng và dân châu Âu nói chung rất ghét dân nhập cư và thường thể hiện thái độ phân biệt chủng tộc rất rõ. Đặc biệt là bọn con gái. Con gái ở Đức chắc có giá quá nên bọn chúng rất kiêu kỳ. Tiếc là ko giống như người Mỹ, người Đức vẫn có tính xấu là hay để ý và soi mói.

Lên lớp thì bọn chúng ngồi với nhau và xì xào. Chỉ cần nhìn ánh mắt chúng liếc qua bọn sv Việt là đủ hiểu bọn chúng nghĩ gì. Các bạn nữ nhà mình là cứ chới với trong sự tự ti mãi thôi.

Vì sự thật phũ phàng là chúng ta có đủ điều kiện để tự ti

Con gái Đức đúng là đẹp thật: Dáng cao, người chuẩn, chân thẳng tắp, tóc mềm, da trắng. Còn người Việt thì ngược lại.

Nên nhìn các bạn nữ Việt khi đứng gần bọn chúng thì trông ai cũng dâng trào một niềm mặc cảm lộ rõ trên khuôn mặt :)) Còn thái độ của bọn nó với con trai Việt thì khỏi bàn :)))

Giải pháp cho vấn đề này là ở nơi công cộng hãy coi bọn con gái Đức như là đá hết, ra đường cứ đi như ko nhìn thấy ai thôi.

 

Ở chỗ mình làm thì đồng nghiệp cũng khá freundlich. Nhưng vẫn có đứa khinh người, nó đi về thì chào tất cả mọi người trừ mình ra. Kệ thôi, mình cũng coi thường lại nó. Tất nhiên sẽ ko thể hiện điều đó ra mặt vì mình là khách, nó là chủ mà. Cố gắng nhún nhường và mỉm cười với nó, hy vọng đến ngày nó sẽ hiểu và quý mình hơn thôi.

 

Tin buồn là tình trạng phân biệt chủng tộc này áp dụng cho cả những bạn học đại học ra trường và có ngôn ngữ tốt nhé. Tất nhiên nó sẽ bớt gay gắt hơn. Mình được biết 1 chị người Nga ở Đức 10 năm, nói tiếng Đức thành thạo gần như người Đức, đi làm việc văn phòng mà cuối cùng ko chịu nổi sự kỳ thị mà phải bỏ chồng về nước. Vậy các bạn phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng khi xác định sống và làm việc tại Đức.

3. Cuộc sống quá bình yên đến nỗi nhàm chán

 

Cái này phụ thuộc tính cách của từng người. Mình thì thích sự yên tĩnh nên ở VN mình luôn cảm thấy bức xúc vì mọi người ko có thói quen tôn trọng sự bình yên nơi công cộng. Sang đây mình cảm thấy thích thú vì có thể đi một mình, thong rong, ngắm lá vàng rơi trong yên lặng.

Ở đây người Đức ai cũng sống trầm lặng và lạnh lùng. Trên các phương tiện công cộng, người ta ít nói chuyện và nếu có thì thường nói nhỏ. Nói chung nếu bạn ko phải người thích tụ tập bạn bè và cũng sống trầm lặng như mình thì ở đây bạn sẽ có đủ mọi điều kiện để trở nên tự kỷ: Bạn bè ít, lủi thủi đi đi về về giữa dòng người lạnh lẽo, mùa đông thì còn tự kỷ hơn vì trời sẽ u ám và lạnh giá, tiền ít nên cũng chẳng thể đi chơi thường xuyên...

4. Hụt hẫng vì mình là con số 0

 

Nhiều bạn ở VN học cao đẳng, đại học. Nếu đi làm chắc cũng quần tây, guốc cao, ngồi bàn giấy. Nhưng sang đây thì "xin lỗi em chỉ là đứa chạy bàn". Hay "anh chỉ là thằng nhặt rau".

Cũng dễ chấp nhận thôi vì tiếng Đức kém, làm sao họ cho mình làm những việc phức tạp ngay được. Có bạn học Koch nhưng sau 1 năm làm việc thì vẫn chỉ được làm công việc lau chùi và nhặt rau. Vì ngôn ngữ ko thạo, ko có năng khiếu nấu ăn thì sao được đứng bếp để nấu những món ăn đầy tinh tế của châu Âu?

Mình ở VN học chuyên ngành tiếng Anh biên phiên dịch, cũng mấy năm đứng lớp dạy tiếng Anh cho sinh viên nhưng sang đây cũng đã chuẩn bị tâm lý sẵn rằng mình là 1 con số 0 tròn chĩnh. Vậy cố gắng nhanh chóng thành thạo tiếng Đức và làm việc chăm chỉ cho người ta ghi nhận vậy.

Chỉ mới từng đó những khó khăn thôi cũng đã đủ quật ngã rất nhiều bạn mới sang. Tâm trạng chán nản là tình trạng chung ở đây. Nhiều bạn thì tụ tập bạn bè và lao vào những cuộc tình chóng vánh. Ở đây mình được nghe kể nhiều lắm. Nhưng kết quả đem lại sẽ chỉ là sự chán nản tột cùng. Sự phóng khoáng trong chuyện tình cảm sẽ sớm muộn mang đến những tổn thương, và cùng với những khó khăn trong cuộc sống và học hành, nó sẽ đẩy bạn xuống sâu hơn dưới cái hố của sự tuyệt vọng.

Giải pháp mình đưa ra: Hãy học cách chấp nhận cuộc sống. Khi ta ko có gì trong tay thì cuộc đời cơ bản là nhàm chán. Hãy phấn đấu để thay đổi nó nhanh nhất có thể.

 

Chương trình Ausbildung này mới có được 3 năm và chưa có khóa nào tốt nghiệp nhưng đến thời điểm hiện tại đã có hơn 1 nửa học sinh bỏ học. Có người bỏ trốn đi làm cho người Việt, có người kết hôn, có người sinh con...

 

Mình ko có ý kiến gì về những lựa chọn này vì mỗi người sẽ đặt giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời vào những thứ khác nhau. Có người thì cần một cuộc sống thoải mái, có người cần tiền, có người cần tình yêu...

Nhưng theo mình để có được cuộc sống sung sướng ở đây mà phải đánh đổi cả cuộc đời khi kết hôn với 1 người mình ko yêu thì đó là một cái giá quá đắt. Vì trừ khi bạn có gia đình bố mẹ ở đây, nếu ko thì cuộc đời sau này sẽ vô cùng trống trải nếu phải sống bên một người mà mình ko yêu thương thực sự. Đây là quan điểm cá nhân của mình thôi, xin đừng chỉ trích :)

 

Tiếc là nhiều bạn vì ko chịu được thử thách khắc nghiệt của cuộc sống ở đây nên vẫn nhắm mắt chọn con đường này.

Tóm lại thì mình ko kết luận nên hay ko nên sang Đức học vì nó phụ thuộc vào cá nhân mỗi người: Mục đích và động lực, cùng với lý do sang Đức của bạn là gì. Trong đó lý do sang Đức của bạn sẽ quyết định phần lớn đến tâm trạng của bạn khi ở đây.

Mình khuyên ko nên sang Đức chỉ vì có cô dì chú bác ở đây, hay chỉ vì bố mẹ muốn các bạn đi. Vì môi trường ở đây ko phù hợp với những ai ko quyết tâm và nỗ lực hết mình. Sự ko phù hợp đó sớm muộn sẽ dễn đến buông tay và nhắm mắt đưa chân theo những quyết định sai lầm.

 

Mình thì sang Đức vì có một tình yêu quá lớn với xứ này, do mình được nghiên cứu về văn hóa châu Âu rất nhiều từ ngày còn học đại học. Thêm nữa cũng do mình có quá nhiều bức xúc khi ở VN (mình là người yêu dân chủ và lại biết quá nhiều sự thật về quê hương thân yêu của mình).

Ngoài ra mình cũng là người lãng mạn nên yêu vẻ đẹp của châu Âu vô cùng. Vì tình yêu đó quá lớn nên mình sẵn sàng từ bỏ tất cả những hứa hẹn cho một sự nghiệp đầy rực rỡ ở VN.

 

Vậy nên có lẽ tình yêu với nước Đức là sự cứu rỗi duy nhất cho tâm hồn của mình mỗi khi buồn chán. Hơn nữa mình cũng là kẻ lãng mạn trên mức bình thường nên sống cũng phiêu hơn nhiều người :D.

Nên cái cảnh yên tĩnh đến nhàm chán ở đây khiến nhiều người phát điên, nhưng với mình lại là 1 điều tuyệt vời.

Mình kết thúc bài viết ở đây với niềm hy vọng nó sẽ giúp ích cho nhiều bạn có ý định du học Đức nói chung và học nghề nói riêng.

 

Nguồn: Facebook Ann Nguyen


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức