Theo tôi, văn minh không phải là một cái gì đó có thể mua được, vì tôi thấy có nhiều bạn du học mà vẫn xấu tính như thường. Văn minh là một thứ gì đó chúng ta phải tiếp thu và truyền lại cho người khác.
Chúng ta không cần phải bỏ ra 2 tỷ để mua một con người văn minh.
Sau đây là 10 điều mà tôi đã Phương Tây đã dạy tôi.
1. Nụ cười
Người Phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên từ người quen cho đến người ngoài đường. Khi bạn đi bộ và thấy một người lạ nào đi đối diện, họ sẽ nhìn bạn và nở một nụ cười, và thậm chí hỏi “bạn khỏe không?”
2-Cảm ơn và xin lỗi
Đây là 2 câu cửa miệng của người Phương Tây mà tôi nghĩ còn xa lạ đối với đại đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có cái suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này. Nếu bạn vô tình va chạm một ai đó cho dù lỗi là bạn, nhưng họ cũng sẽ nói “I’m sorry.”
Và khi bạn làm gì đó cho họ, họ sẽ đáp lại với câu “thank you.” Nhiều bạn sống lâu năm ở Phương Tây khi trở về Việt Nam sinh sống và làm việc cảm thấy rất khó chịu vì môi trường Việt Nam thiếu đi điều này.
3.Tư duy cá nhân
Trường lớp Phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Đông Á. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng của giáo dục Phương Tây. Mỗi cá nhân là một cái gì đó đặc biệt và không thể gom chung được.
4.Văn hóa đọc sách
Trung bình, một người Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0.7. Bạn sẽ hỏi “rồi sao? Đọc sách thì liên quan gì?” Sách là kho tàng kiến thức, là nơi một người tìm đến để mở mang tầm nhìn của mình. Ngành xuất bản ở Phương Tây rất phát triển, khác hoàn toàn đối với ở Việt Nam.
Một đất nước mà trung bình một người dân chỉ đọc 0.7 cuốn sách thì bạn nghĩ đất nước đó có đủ kiến thức để phát triển không? Tôi nghĩ là không.
5. Không soi mói đời tư cá nhân
Người Phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn. Ngược lại, người Việt Nam thường hay soi mói cá nhân và những thứ chẳng liên quan gì.
6.Tư duy chỉ trích những lãnh đạo chính trị.
Cái này mình xin không nói nhiều nhé…..Nói tóm lại là người Phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức ăn lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém. Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình. Còn ở Việt Nam thì sao?
7.Tầm nhìn dài hạn.
Người Phương Tây khi đã lên kế hoạch và xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như Đông Á. Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững.
8.Tôn trọng và nâng niu phụ nữ.
Ở Phương Tây, quy luật tất yếu là “phụ nữ là nhất.” Phụ nữ luôn được đàn ông tôn trọng. Ở Việt Nam thì khi đàn ông nhìn phụ nữ tôi cá rằng họ chỉ muốn “chịch.” Cách tán gái của đàn ông Việt vì vậy mà thô tục không kém. Chẳng có văn hóa và đẳng cấp chút nào.
9.Tôn trọng sự khác biệt của người khác, đừng bao giờ ép người khác phải theo mình.
Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân.” Mỗi cá nhân là một món quá đặc biệt của Thượng Đế. Nên đừng bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi họ tự nguyện.
10-Và cuối cùng, tôi nghĩ cái này là quan trọng nhất, đó là “tư duy thắc mắc” hoặc cái mà tôi gọi là “văn hóa tại sao?”
Người Phương Tây luôn luôn hỏi, luôn tìm hiểu và luôn hỏi tại sao. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ hay tự cao về bản thân. Cũng ít khi nào lấy bằng cấp mình đi khoe và coi đó là sự thể hiện rằng mình hơn người khác. Họ không bao giờ ngừng học hỏi. Ở đây không phải tôi so sánh, mà hình như người Việt Nam không có cái tư duy này.
Trong mắt người Việt luôn có cái nhìn “kệ nó” hay “tại vì xứ mình nó thế.”
Đó là 10 điều trong vô số điều mà tôi đã học được từ Phương Tây. Người Việt Nam là một dân tộc rất đẹp, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải học hỏi nhiều từ Phương Tây.
Không phải vì chúng ta thấp hơn hay họ cao hơn, mà vì những thứ trên là những yếu tốt giúp họ trở thành những nước phát triển.
Hy vọng các bạn đọc và hiểu.
Nguồn INTERNET
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000