12 điều tuyệt nhiên không nên nói ra trong một cuộc phỏng vấn việc làm

Trong cuộc phỏng vấn quan trọng chúng ta nên nói những gì và không nên nói những gì? Kết quả của cuộc phỏng vấn không chỉ phụ thuộc vào những gì bạn nói mà còn phụ thuộc vào cách bạn biểu đạt chúng.

Dưới đây là 12 điều tuyệt đối không nên nói nếu bạn không muốn cuộc phỏng vấn của mình trở nên thất bại.

12 điều tuyệt nhiên không nên nói ra trong một cuộc phỏng vấn việc làm - 0

1 – Tôi cảm thấy rất căng thẳng

Thậm chí nếu từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ cảm thấy căng thẳng đến vậy cũng đừng nói ra. Không có công ty nào sẵn sàng thuê một nhân viên thiếu tự tin như vậy.

Vì vậy, trong tình huống này, sự thành thật của bạn sẽ không phù hợp.

2 – Lương tháng/năm của tôi bao nhiêu… tiền

Đừng bắt đầu vào cuộc phỏng vấn đã thảo luận về vấn đề tiền lương. Nếu bạn đề cập đến vấn đề này sẽ rất dễ khiến cho bên tuyển dụng có tín hiệu đèn đỏ đối với bạn bởi vì họ sẽ nghĩ bạn đến ứng tuyển chỉ vì tiền lương mà không hề có sự xem xét kĩ lưỡng.

Nhà tuyển dụng có xu hướng nhìn nhiều hơn nữa vào năng lực của bạn, tìm kiếm nhân tài thực sự. Vì vậy, các cuộc thảo luận về tiền lương nên được sắp xếp tại phút chót của cuộc phỏng vấn.

3 – Điểm yếu lớn nhất của tôi là…

Tất nhiên, hãy tránh nói chuyện về những thiếu sót của mình, trừ khi bạn được hỏi: “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”

4 – Tôi thực sự rất cần công việc này

Đừng nên cho thấy sự tuyệt vọng. Đừng bao giờ nói: “Bởi vì bây giờ tình hình của tôi rất tồi tệ, vậy nên thực sự tôi rất cần công việc này.” Nhà tuyển dụng có thể coi sự tuyệt vọng này như một điểm yếu của bạn.

Ngoài ra, họ cần tìm kiếm một người có thể phát triển nghề nghiệp lâu dài, chứ không phải là một người chỉ hy vọng để có được một công việc.

5 – Sếp cũ của tôi rất xấu xa

Đừng bao giờ phê phán sếp cũ của bạn hay công ty cũ của bạn. Thậm chí nếu người phỏng vấn cố hướng bạn vào câu chuyện cũng đừng nên đề cập đến việc đó.

Hành vi của bạn sẽ không chỉ khiến cho họ đánh giá thấp bạn mà còn khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là một người đầy oán giận, thái độ tiêu cực và tính toán với mọi người. Điều này cũng chứng minh có lẽ tương lai bạn cũng làm điều tương tự đối với họ.

Điều này thậm chí có thể được xem như là một thử nghiệm xác minh xem liệu bạn có nhận xét bôi nhọ họ hay không.

6 – Tôi cần các vị cung cấp…

Để tránh cho cuộc trò chuyện chạy xung quanh theo những yêu cầu của bạn. Trong cuộc phỏng vấn nên thảo luận về những nhu cầu của nhà tuyển dụng và những gì bạn có thể làm để giúp họ đạt được mục tiêu của công ty tại thời điểm này. Chỉ quan tâm đến nhu cầu của riêng mình sẽ cho thấy rằng bạn là một người rất khó phối hợp và sẽ không ở lại với công ty lâu dài.

7 – Khi nào có thể kết thúc cuộc phỏng vấn

Đừng để lại ấn tượng bạn đang ở trong một tình huống vội vàng hoặc bạn còn phải đi một nơi khác để phỏng vấn. Ban đầu có thể cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài 30 phút, nếu mọi việc suôn sẻ nó sẽ có thể trở thành 90 phút.

Nhưng nếu trông bạn như đang có việc khác quan trọng hơn để đi, người phỏng vấn chắc chắn sẽ ngay lập tức mất hứng thú.

8 – Tôi thực sự rất thích phúc lợi của công ty

Đừng nên biểu hiện bạn thích đãi ngộ phúc lợi của công ty như thế nào. Chẳng hạn như mỗi thứ tư, thứ năm cung cấp giải khát miễn phí.

Một lần nữa, điều này sẽ dẫn đến người phỏng vấn nghĩ bạn quan tâm nhiều hơn về những lợi ích này chứ không phải là sự đóng góp vào trong công việc.

9 – Không bình luận gì

Trừ khi người phỏng vấn hỏi đến vấn đề riêng tư cá nhân, phi pháp hoặc làm cho bạn cảm thấy khó chịu, nếu không bạn nên trả lời các câu hỏi của họ.

Tuyệt đối không nên im lặng trong buổi phỏng vấn một thời gian dài, nó sẽ khiến cho bạn như có điều gì giấu diếm hay thiếu sự chuẩn bị từ trước.

10 – Bao nhiêu ngày nghỉ phép trong năm đầu tiên (trả lương)

Đừng nên để người phỏng ấn có ấn tượng không tốt về bạn khi đề cập đến việc một năm có bao nhiêu ngày nghỉ mà không trừ lương, họ sẽ nghĩ rằng bạn sẽ lên kế hoạch nghỉ bệnh càng nhiều càng tốt.

11 – Tôi chuẩn bị ly hôn/mang thai…

Đừng nên nói đến vấn đề cá nhân. Điều này có thể được coi là lý do bạn không thể đối phó với vấn đề cá nhân của mình và nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn.

12 – Tôi không có câu hỏi nào để hỏi

Khi được hỏi liệu họ có câu hỏi nào về công ty không, bạn không nên trả lời “không”. Bởi vì điều này sẽ khiến họ cho rằng bạn không có chuẩn bị kĩ càng trước cuộc phỏng vấn.

Hoặc tệ hơn bạn cảm thấy không có hứng thú đối với công việc hay công ty này.

Theo: TUOITRE.VN

 


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000