1: Tự đánh giá bản thân
Để chọn nghề đúng, bước đầu tiên các bạn cần làm đó là tìm hiểu kỹ xem chính bản thân mình có năng lực, sở thích, kỹ năng mềm, cũng như tính cách, quan điểm gì và dựa vào đó để đưa ra dự đoán nghề nghiệp hoặc nhóm ngành phù hợp với bạn.
Bạn có thể tự đánh giá bản thân bằng cách làm các bài trắc nghiệm nghề nghiệp để xác định tính cách, năng lực của mình sau đó lựa chọn ra nghề hợp nhất với mình. Hoặc có một cách khác đó là nhờ sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia tring lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp chọn nghề.
2: Liệt kê các ngành nghề yêu thích
Chắc chắc khi tìm hiểu, các bạn sẽ thấy hàng “tá” nghề và mỗi một ngành nghề sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Sau khi xác định rõ tính cách, năng lực, các bạn hãy lập danh sách ngành nghề yêu thích theo thứ tự ưu tiên. Mỗi ngành nghề cần xác định các yêu tố: công việc, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, thu nhập, tính chất công việc, uy tín xã hội.
Cuối cùng, bạn thấy ngành nào thu hút nhất mà bạn thực sự đam mê và muốn tìm hiểu sâu hơn về nó thì hãy chọn. Nhiều người chọn những nghề mà trước đó họ chỉ nghe qua nhưng sau một thời gian khám phá thì lại thấy nhiều điều bất ngờ và thú vị.
3. Tìm hiểu kỹ các ngành nghề yêu thích vừa liệt kê
Sau khi đã liệt kê danh sách các ngành nghề yêu thích và cảm thấy chúng hấp dẫn thì bước tiếp theo là tìm hiểu kỹ các ngành nghề đó. Trong quá trình “lùng sục” tất cả những thông tin liên quan đến các ngành này các bạn hãy thu hẹp danh sách lại (ví dụ 20 giờ chỉ còn 10).
Tiếp đó, bạn hãy tìm hiểu sâu hơn nữa từng ngành nghề còn lại về các yếu tố như mô tả việc làm hay nhu cầu nhân lực, và cơ hội thăng tiến khi làm những việc liên quan đến ngành nghề đã chọn.
4. Thu hẹp danh sách ngành nghề yêu thích
Ở bước này bạn phải tiếp tục thu hẹp danh sách ngành nghề hơn nữa bằng cách lọc thật kỹ những ngành mà bạn cảm thấy mình có thể gắn bó lâu dài và có đam mê thực sự. Dựa vào những yếu tố đó, hãy loại bỏ những ngành nghề mà bạn không muốn theo đuổi trong tương lai. Bạn lọc đến khi nào chỉ còn 2- 5 ngành trong danh sách đã liệt kê trước đó.
Nếu cảm thấy mình không đủ khả năng để đáp ứng điều kiện học tập cũng như những các kỹ năng mềm cần thiết để thành công trong lĩnh vực đó thì cũng không nên chọn. Và cơ hội việc làm cho ngành đó quá thấp thì bạn hãy gạch ngay nó ra khỏi danh sách.
5. Hỏi trực tiếp người có kinh nghiệm trong ngành
Đến bước này, khi danh sách ngành nghề chỉ còn 2-5 thì bạn hãy bắt đầu quá trình nghiên cứu thật sâu. Lúc này, bạn cần phải tiến hành khảo sát tình hình thực tế từ những người có kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm về ngành nghề trong danh sách đã được lọc.
Nếu gặp trực tiếp được những người đang làm việc và đã thành công trong lĩnh vực đó để hỏi lời khuyên thì càng tốt.
6. Lựa chọn một ngành phù hợp với mình nhất
Sau khi đã tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ lưỡng hoặc đã nhờ được các chuyên gia hay những người có kinh nghiệm tư vấn sâu hơn những ngành mà bạn yêu thích thì bước quan trọng nhất bây giờ là lựa chọn. Hãy chọn ngành có đầy đủ những yếu tố làm bạn hài lòng.
Thêm vào đó, hãy chuẩn bị trước tinh thần là bạn có thể thay đổi công việc trong tương lai tùy theo hoàn cảnh. Bạn nên hiểu rằng, việc thay đổi nghề nghiệp một vài lần trong đời là chuyện rất bình thường.
7. Xác định mục tiêu
Bạn đã chọn được đúng ngành nghề phù hợp khi , bây giờ là lúc xác định mục tiêu dài và ngắn hạn. Nếu không có kế hoạch rõ ràng thì khó có thể thành công trong lĩnh vực mà bạn đã chọn khi đi du học.
Mục tiêu dài hạn có thế mất 3 đến 5 năm để thành công nhưng ngắn hạn thì chỉ mất 6 tháng đến 3 năm.
Mục tiêu của bạn khi theo đuổi ngành đó là gì? Bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, thành tiến sỹ, hay giáo sư… Bạn thích thu nhập cao, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, hay thậm chí trở thành một người nổi tiếng được nhiều người biết đến?… Đó là những câu hỏi cần phải được trả lời một cách rõ ràng, xác định bạn mong muốn điều gì ở tương lai để cố gắng đạt mục tiêu đó.
8. Lên kế hoạch
Chọn xong ngành phù hợp nhất và xác định rõ ràng mục tiêu trong tương lai là gì thì bước cuối cùng cần làm đó là lên một kế hoạch thật chi tiết. Hãy vạch rõ tất cả các bước bạn cần làm để có thể đạt được mục tiêu đó. Bạn có thể nghĩ ra một lộ trình, chẳng hạn từ A đến D, coi D là bước cuối cùng để đạt được mục tiêu cao nhất thì bạn phải từng bước “chinh phục” và vượt qua bước A, B, C…
Trong quá trình thực hiện nên lường trước những rủi ro hay những khó khăn có thể gặp phải để đến khi có vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn vì bạn đã chuẩn bị sẵn tinh thần trước đó rồi.
Mai Hường – Biên dịch /Kênh 14
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000