1. Vé xe: Ở Đức các phương tiện công cộng như Zug, Tram, U-Bahn, Straßenbahn và Bus rất thuận tiện, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Và để đi những phương tiện này bạn phải có vé xe. Là sinh viên thì hầu như chúng ta đều được cấp vé xe sinh viên cho một học kỳ (Semesterticket) và bạn đươc phép đi lại bằng các phương tiện công cộng trong vùng quy định ở thành phố bạn ở. Nếu đi đâu xa sang thành phố khác ngoài giới hạn của vé học kỳ thì bạn phải mua vé. Điều cần lưu ý là hầu như ko ai kiểm tra vé xe của bạn thường ngày cả, họ đánh vào ý thức, tự giác của con người.
Vì vậy bạn luôn luôn phải nhớ mua vé trước khi lên xe hoặc mang theo vé học kỳ bên mình. Chỉ một số thành phố nhỏ mới phải trình vé xe trước khi lên xe hoặc có thể mua vé ở người tài xế hoặc ở một số nơi có máy bán vé trên xe. Còn lại ở những thành phố lớn, bạn phải chú ý mua vé ở những máy bán vé tự động trước khi lên xe (nếu không có Semesterticket hay vé tháng) và ở những nơi này bạn cứ thoải mái đi xe mà chẳng ai kiểm tra vé.
Tuy nhiên bạn đừng có dại mà đi lậu. Thỉnh thoảng lắm họ mới có đợt đi kiểm tra vé nên nếu chẳng may bạn bị tóm được vào đúng bữa bạn không có vé bên người là bạn sẽ bị phạt (Trước là 40 euro nay đã lên 60 euro). Họ không bắt bạn nộp phạt ngay đâu, họ chỉ cần xin cái giấy tờ tùy thân, bạn phải khai báo địa chỉ cho họ rồi họ sẽ cho bạn cái giấy chuyển khoản và trong vòng 14 ngày bạn phải chuyển tiền. Bạn cứ thử không trả tiền xem :D. Tuy nhiên nếu bạn có vé Semesterticket nhưng hôm đó bạn quên, bạn chỉ cần ngày hôm sau ra nhà ga trình thẻ thì bạn sẽ ko bị mất số tiền phạt lớn mà chỉ nộp số tiền vé cho ngày hôm đó thôi. (Mình đã bị 2 lần đau thương. Chán chê những lúc có vé Semesterticket bên người thì ko sao, đúng hôm quên thì…..:D)
2. Chìa khóa
Ở Đức mất giấy tờ, mất tiền không nghiêm trọng bằng mất chìa khóa đâu hic. Mình đã chứng kiến bạn mình mất chìa khóa khổ sở như thế nào. Nếu mà bạn ở KTX của sinh viên hay khu chung cư bạn sẽ thấy, chìa khóa phòng của bạn có thể mở được cửa đi chung như cửa ra vào, cửa tầng hầm v.v.. Cho nên nếu bị mất chìa khóa bạn phải báo ngay cho chủ thuê nhà, họ sẽ phải thay mới tất cả các ổ khóa ngoài phòng riêng của bạn còn cả các cửa đi chung. Và số tiền phải thay tất cả ổ khóa đó là bạn phải chịu (có khi đến 2 nghìn euro đấy) ???? N ếu bị mất chìa khóa, bạn nên bình tĩnh nhớ lại xem mình đã đi đến những đâu và có thể hỏi xung quanh. Bước cuối cùng là tìm đến Fundbüro (văn phòng nhặt đồ rơi) của bất cứ nơi nào mà bạn cho là chìa khóa có thể rơi ở đó. Bus, tàu hay ở Uni cũng đều có Fundbüro để bạn tới hỏi.
Và để an toàn chắc chắn là bạn nên làm một cái dây đeo chìa khóa và luôn để ở nơi mà bạn chắc chắn nhất.
Một vấn đề nữa liên quan đến chìa khóa đó là các cửa ra vào ở Đức thường sẽ bị khóa khi bạn đóng cửa vào, nếu bạn đang ở trong nhà thì có thể mở từ bên trong, nhưng nếu bạn đi ra ngoài thì bạn phải nhớ mang theo chìa khóa theo người, vì nếu sau khi ra bạn đóng cửa lại là coi như sập luôn, muốn vào lại phòng bạn mà quên chìa khóa là lại rắc rối . Điều này nhiều bạn mới tới rất hay quên, đặc biệt nếu như KTX của bạn dùng bếp chung. Bạn đi ra bếp nấu nướng hay xuống tầng hầm giặt giũ mà quên chìa khóa là lại mất thời gian để có thể vào được phòng của mình :D. Thường thì khi mình thuê phòng sẽ được giao 2 chìa khóa, nhiều bạn gửi một chìa khóa dự phòng cho người thân hoặc bạn bè để lỡ lúc bị sập cửa đỡ rắc rối đi gọi Hausmeister:))
3. Giầy tờ tùy thân
Thực sự cứ không để mất cái gì là yên lành nhất nhưng cuộc sống đôi lúc sẽ có những lúc không biết được việc gì sẽ xảy đến. Nếu chẳng may bạn bị mất hộ chiếu hay giấy tờ tùy thân thì điều đầu tiên bạn phải đến cảnh sát để khai báo, xác nhận. Nếu mất hộ chiếu bạn phải liên hệ với ĐSQ VN ở Đức (ở Berlin và Frankfurt) để làm lại hộ chiều (Theo kinh nghiệm của nhiều bạn thì ĐSQ VN ở Đức nhưng làm ăn kiểu VN hành là chính^^ muốn nhanh bạn phải mất tiền, nếu không thì cứ ngồi đấy mà khóc. Trong trường hợp mất hộ chiếu thì bạn có thể sử dụng những giấy tờ tùy thân khác có thể như thẻ cư trú, chứng minh thư nhân dân và liên lạc với hội người Việt ở gần nhất để xin trợ giúp.
4. Tiền
Bạn không cần phải mang nhiều tiền mặt bên người, chỉ một vài đồng nhỏ để dùng lúc mua những thứ nhỏ nhặt như mua bánh mỳ chẳng hạn. Tiền mặt chủ yếu để thanh toán khi đi ăn uống và những đồng xu để sử dụng các máy công cộng. Còn lại mua sắm ở đây đều có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Tuy nhiên nhiều người lại khuyên nên thanh toán bằng tiền mặt để tránh lỡ tay tiêu quá đá, thanh toán bằng thẻ nhiều khi cứ nhắm mắt mua, rồi mở Kontoauszug ra mới thấy…đau tim^^. Trên thực tế bạn không cần phải mang nhiều tiền mặt bên người, thẻ ngân hàng chính là tiền của bạn, nếu có mất thẻ chỉ cần gọi ngân hàng khóa tài khoản lại là xong. Ở đây người ta vẫn đang thảo luận thế giới ngày này con người không dùng tiền giấy nữa mà thay thế là cái loại Plastikkarte :))))
Theo trauerweide
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000