Đức có một thị trường việc làm sôi động, nhưng xin việc ở Đức sẽ khó khăn nếu thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng về học vấn và các kỹ năng mềm.
Nhằm giúp các bạn sinh viên Việt Nam có thêm kinh nghiệm khi xin việc tại Đức, Hội sinh viên Việt Nam tại Frankfurt đã lần đầu tiên tổ chức buổi hội thảo “Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp”.
Buổi hội thảo “Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp”
Các khách mời tại hội thảo là những người Việt đã có kinh nghiệm xin được việc thành công tại các công ty, doanh nghiệp ở Đức trong lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nên các câu hỏi của những bạn trẻ tham gia hội thảo đã được giải đáp rất cặn kẽ. Diễn ra trong hơn 3 giờ, chủ đề được bàn luận tại hội thảo là các vấn đề xoay quanh việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm về nộp đơn và xin việc tại các công ty và doanh nghiệp tại Đức, khi còn là sinh viên (thực tập, công việc bán thời gian cho sinh viên) và khi đã tốt nghiệp.
Giải đáp thắc mắc được các bạn trẻ liên quan đến yêu cầu của các nhà tuyển dụng với sinh viên nước ngoài, anh Vương Hồng Trí (tư vấn ngành công nghệ thông tin – IT, hiện đang làm việc tại Công ty CGI, Frankfurt), cho biết, yêu cầu rất đa dạng, tùy vào nhu cầu từng thời điểm của mỗi công ty.
Các bạn trẻ luôn luôn phải chuẩn bị cho mình bằng cấp như một tấm vé thông hành và ngôn ngữ là một vấn đề rất quan trọng, cần thiết.
Còn theo anh Đinh Hồng Tuyến (tư vấn IT, hiện đang làm việc tại Công ty PwC), các bạn trẻ cần chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng mình làm được việc. Để làm được điều đấy, nên tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm về ngành nghề tương lai bằng cách tham gia thực tập hoặc làm công việc bán thời gian dành cho sinh viên tại các công ty khi còn đang đi học.
Buổi hội thảo đã mang lại nhiều kinh nghiệm cho các bạn trẻ muốn đối mặt với thử thách tìm việc làm ở nơi xa quê hương. Tham gia hội thảo, nhiều bạn đã có cơ hội tìm hiểu thêm về một nước Đức có đòi hỏi rất cao về năng lực và sự chuyên nghiệp trong công việc.
Ngoài những đòi hỏi về ngôn ngữ, kinh nghiệm, các ứng viên còn phải đối mặt với yêu cầu về sự cẩn thận và tính kỷ luật cao.
Anh Nguyễn Quang Sơn Nam, phụ trách Ban Truyền thông – Đối ngoại Hội sinh viên Việt Nam tại Frankfurt, chia sẻ, tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng trợ giúp từ các bạn sinh viên và thế hệ người Việt đi trước sống tại Đức trong khâu chuẩn bị trang thiết bị và hậu cần đã góp phần giúp chương trình diễn ra thuận lợi.
Cơ hội của sinh viên Việt Nam trong thị trường việc làm tại Đức là có.
Tuy nhiên, ngoài những sinh viên người Đức có cơ hội nhiều hơn số còn lại thì cơ hội cho mọi người là bằng nhau. Thị trường ngày càng mở cửa nên có rất nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.
Những ngành nghề tại Đức đang được sinh viên Việt Nam theo học và mong muốn có cơ hội việc làm sau tốt nghiệp là IT, quản trị kinh doanh và marketing.
Nguồn:Nguyên Chi - Báo SGGP
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...