Làm thế nào để sinh viên quốc tế tìm được việc làm tại Đức sau khi tốt nghiệp? Liệu bạn có thể ở lại Đức sau tốt nghiệp không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc phổ biến đó.
Tổng quan về thị trường lao động tại Đức
Số lượng sinh viên quốc tế ở lại Đức sau khi tốt nghiệp ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê vào năm 2014 của German Academic Exchange (DAAD), 50% sinh viên quốc tế quyết định ở lại Đức để làm việc.
Nước Đức là một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất Châu Âu với nhiều công việc sẵn có thuộc mọi lĩnh vực. Chỉ cần bạn có được tấm bằng đại học Đức thì việc kiếm việc tại đây không quá khó khăn.
Hơn nữa, chính phủ và người dân Đức luôn mở rộng vòng tay đón chào nguồn lao động quốc tế chất lượng cao, nhất là với các ngành như Dược, Kĩ thuật, Công nghệ Thông tin và Khoa học.
Ảnh: thelocal.de
Liệu bạn có thể làm việc tại Đức sau khi tốt nghiệp?
Các sinh viên không đến từ những quốc gia Châu Âu được phép ở lại Đức để tìm việc làm nhiều nhất là 18 tháng sau khi tốt nghiệp.
Đây là khoảng thời gian lí tưởng để bạn có thể kịp tìm được một công việc phù hợp với mình.
Trong quá trình bạn tìm kiếm công việc toàn thời gian tại Đức, bạn hoàn toàn có quyền làm bao nhiêu việc cùng một lúc cũng được (chẳng hạn như việc làm thời vụ, part-time,…) để có thể tự nuôi sống bản thân trước khi nhận được công việc chính thức.
Một số mẹo khi tìm việc tại Đức:
-
Hãy nộp hồ sơ xin việc càng sớm càng tốt. Chắc chắn rằng bạn bắt đầu nộp hồ sơ trong học kì cuối cùng của mình.
-
Hãy cố gắng tạo sự khác biệt trong hồ sơ.
-
Hãy tận dụng mọi sự trợ giúp từ trường bạn theo học. Trò chuyện với các chuyên viên hướng nghiệp, tham gia các ngày hội việc làm cũng như các sự kiện giao lưu học hỏi càng nhiều càng tốt.
-
Nên đăng kí học một khóa tiếng Đức.
Bạn có thể học một chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh nhưng nếu bạn muốn ở lại và làm việc tại Đức, việc có thể sử dụng tiếng Đức cơ bản là vô cùng cần thiết. Cố gắng trau dồi kĩ năng nghe nói đọc viết tiếng Đức trước khi bạn nộp hồ sơ xin việc.
Việc này không những giúp bạn làm việc tại Đức dễ dàng hơn mà còn cho các nhà tuyển dụng thấy được sự cam kết của bạn trong việc ở lại Đức làm việc trong thời gian dài.
-
Hãy đến sớm trong buổi phỏng vấn.
Người Đức vốn nổi tiếng trong việc đúng giờ.
Bạn nên đến “tiền trạm” địa điểm phỏng vấn của mình trước để biết đường đi và nhớ “trừ hao” giờ khi đến phỏng vấn nhé (chẳng hạn như thời gian bị kẹt xe).
Những trang web hữu ích trong việc tìm kiếm việc làm tại Đức:
-
Công việc nghiên cứu tại Đức http://www.research-in-germany.org/careers
-
The Local http://www.thelocal.de/jobs/
-
Stellenbörsen http://www.stellenboersen.de/
Đỗ An Khang
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...