Có rất nhiều bạn thắc mắc là đi làm thêm tại Đức có đủ chi chi phí cho sinh hoạt của bản thân. Như các bạn đã biết chi phí sinh hoạt 1 tháng khi du học Đức khoảng 500€ bao gồm tiền thuê nhà + tiền ăn ở.
Vậy thu nhập mỗi tháng và thời gian phải bỏ ra là bao nhiêu để có 500€ 1 tháng.
Mời các bạn cùng tham khảo chia sẻ của bạn Laina (admin diễn đàn sinh viên đức)
Làm thêm tại các quán xá, nhà hàng
- Việt Nam: 5-6 €/h (tiền bo thì tùy từng chủ)
Thời gian: 100 tiếng/tháng
- Đức: 8-9€/h + tiền bo chia cho nhân viên chạy bàn
Thời gian: 50 tiếng/tháng
Lau chùi, quét dọn: từ 8 – 10€/ tiếng
Chạy bàn, Service trong triển lãm: từ 9 -12€/ tiếng
Kẹp bánh mì, làm trong bếp ( triển lãm Franfurt), Mc Donald: 8.5€/ tiếng ban ngày, 10€/ tiếng ban đêm
Làm thêm các công việc theo thời vụ
Làm xúc xích(Wurst):8,5 – 9€/h (ở tại khu nhà của công ty)
Oktoberfest München ( nếu xin được việc + tìm được chỗ ở)
Chỉ cần làm 1 tháng là đủ tiền chi phí cho 3-4 tháng. Công việc khá nhiều làm từ sang đến tối tối đêm
Làm thêm tại các trường đại học, công ty
Giúp việc trong Uni: 8,5€/tiếng chưa bằng cấp
58 tiếng/ tháng.
Làm Tutor: tính cả thời gian chuẩn bị bài + chữa bài cho sinh viên
Hoặc giúp việc trong các trong các công ty, văn phòng tư: 10- 15€/ tiếng
1. Trước tiên là làm việc tại quán ăn Việt Nam(VN)
Nếu bạn làm cho quán VN thì cần phải làm việc khoảng 100 giờ/1 tháng mới đủ sống và nếu mỗi ngày làm 8 tiếng thì bạn cần 12,5 ngày trong 1 tháng để đi làm, nghĩa là hơn 3 ngày 1 tuần.
Phải nói thêm là chủ VN thường “tận dụng” khả năng làm việc của bạn tới mức về đến nhà bạn chỉ còn nằm dài chứ chẳng còn hơi sức đâu mà học hành gì nữa. Một “lợi thế” là bạn có thể làm “thêm” giờ so với khai báo để “tiết kiệm” thuế và bảo hiểm xã hội, mặc dù thuế thu nhập của SV sẽ nhận lại đc vào cuối năm.
2. Làm cho các công ty tại Đức
Còn nếu tiếng Đức của bạn tốt, điểm khá, đủ tiêu chuẩn làm cho Đức hay trong trường cũng như các công ty thì bạn chỉ cần 1 nửa thời gian đó là đủ tiền cho các chi phí tối thiểu.
Thêm lưu ý nữa là các khoản thu nhập trên chưa có trừ thuế + bảo hiểm theo quy định nhà nước trừ khi bạn làm việc theo kiểu tự lập và là “Kleinunternehmer”. Thuế thu nhập trừ đi thì như đã nói, phải đến cuối năm SV mới nhận lại đc nếu làm khai báo thuế thu nhập.
Quan trọng hơn cả là lao động trí óc thì bạn thêm được kinh nghiệm cho công việc sau này, sơ yếu lý lịch của bạn cũng phong phú hơn là chỉ ghi những công việc chân tay hay là “bồi bàn cho hàng quán ABC” nào đó.
3. Thành phố học tập liên quan đến công việc làm thêm
Cũng quan trọng không kém: thành phố lớn, mới nhìn qua thì thấy tiền nhà và chi phí sinh hoạt đắt hơn nhiều so với Đông Đức hay thành phố nhỏ hơn nhưng cơ hội tìm đc việc làm tốt thì cũng cao hơn gấp nhiều lần ở thành phố nhỏ! Tính ra ở thành phố lớn bạn sẽ mất ít thời gian hơn để đi làm, có cơ hội tìm việc văn phòng nhẹ nhàng, lương cao và đúng ngành nghề. Có thể xin thực tập tại công ty sau đó vào làm luôn cũng không chừng.
Chung quy lại thì để có 500€ trong tài khoản thì bạn sẽ phải làm 2 ngày 1 tuần trở lên mới có thể đủ chi phí sinh hoạt + thêm 1 chút đóng tiền cho trường. Nếu bạn muốn làm việc + tích cực tìm việc thì chắc chắn bạn sẽ tìm đc công việc nào đó. Nếu ko thì… bạn hãy chuyển trường tới thành phố lớn hơn vì chắc rằng thành phố bạn đang ở quá nhỏ và lượng sinh viên tìm việc quá đông!
4. Cách tiết kiệm chi phí:
- Chăm chỉ nấu ăn + làm bánh mì, nước uống đem lên trường hay vào Mensa nếu ko có thời gian.
- Tiết kiệm điện, thường thì chỉ cần cái đèn học sáng là đủ. Stand-by của các thiết bị điện tử nếu tắt đi cũng có thể tiết kiệm tới 100€ 1 năm. Tiết kiệm tiền sưởi cũng quan trọng! Cách đơn giản nhất là chăm chỉ lên trường học + vào thư viện đọc sách để khỏi vặn lò sưởi ở nhà .
- Điện thoại có nhiều Angebot cho sinh viên, mua theo Prepaid hoặc Flatrate nếu dùng nhiều. Tìm online để kiếm hợp đồng đt rẻ mà dịch vụ tốt, ví dụ của eteleon –> có giới thiệu bên Topic “Đi đâu, mua gì rẻ nào”
- Sách học trên thư viện rất nhiều, ko nên mua những quyển vài chục € trừ khi nó quan trọng cho ngành học của bạn và có thể sử dụng làm tài liệu, tra cứu lâu dài. Thường thì mỗi năm sách lại ra Auflage mới với những cập nhật mới, thay đổi mới nên bạn sẽ ko “đu” được theo đâu. Nếu trên thư viện ko đủ sách để bạn mượn về thì hãy tới sớm và đọc tại chỗ. Cũng có nhiều tài liệu online, bạn có thể down về máy đọc. Nếu phải mua sách, ví dụ sách tiếng Anh để học thì trước tiên hãy tìm trên amazon hay ebay để mua sách cũ, nhiều khi rẻ hơn ngoài hiệu sách rất nhiều.
- Thể dục thể thao: Không nên đăng ký ở Fitness Studio? Chúng ta có Uni Sport! Với rất nhiều khóa học, từ nhảy Hip Hop tới thể dục thể hình với giá rẻ bèo hoặc miễn phí cho sinh viên!
- Chơi bời tụ tập: Nhiều chỗ giá rẻ dành riêng cho sinh viên, thay vì vào Club với giá vé 10-15€ 1 người thì bạn hãy tìm trong thành phố của bạn, chắc chắn có chỗ cho sinh viên với giá chỉ 3-5€, đồ ăn thức uống cũng rẻ hơn nhiều so với các Clubs khác.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...