Nếu vẫn nói ‘bỏ 5 tỷ đi du học về mà lương không được 1.000 USD không làm’, thì các bạn còn thất nghiệp dài dài!

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, bao gồm cả các em du học sinh về nước. Lý giải cho vấn đề nhức nhối này, bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Nhân sự VPBank – thẳng thắn:

Đi học nước ngoài về thất nghiệp rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số đó là do các bạn kỳ vọng quá cao”.

Nếu vẫn nói ‘bỏ 5 tỷ đi du học về mà lương không được 1.000 USD không làm’, thì các bạn còn thất nghiệp dài dài! - 0

Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Nhân sự VPBank, cựu Giám đốc Điều hành Navigos Search. Ảnh: Dân trí.

“Em mới ra trường tháng 7 và đang tìm việc ở Việt Nam. Nhưng lúc đi tìm việc, những công việc em nghĩ là em làm được đều đòi hỏi 2 – 3 năm kinh nghiệm”, một cựu du học sinh Anh chia sẻ tại hội thảo nghề nghiệp Connect The Dots cuối tuần trước.

Lý giải cho câu chuyện các bạn đi du học trời Tây về vẫn thất nghiệp, bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Nhân sự VPBank – thẳng thắn:

“Đi học nước ngoài về thất nghiệp rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số đó là do các bạn kỳ vọng quá cao“.

“Không có chuyện nhà tuyển dụng phải trả mức lương cao hơn cho các bạn so với người đi học trong nước. Tốt nghiệp nước ngoài hay trong nước đều phải trải qua các vòng phỏng vấn hay làm bài test giống hệt nhau”.

Bà Vân Anh là chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, từng có nhiều năm giữ cương vị Giám đốc điều hành Navigos Search – công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp.

Về đãi ngộ đối với các cựu du học sinh khi tuyển dụng, bà Vân Anh cho biết “không có một ưu tiên nào cho các bạn đi học nước ngoài về”.

Ngay cả với các bạn tốt nghiệp nước ngoài và có kinh nghiệm làm việc, thu nhập vẫn phải căn cứ vào job (công việc), grade (bậc), và phụ thuộc vào giá trị các bạn mang lại cho tổ chức.

“Nếu như các bạn vào được công ty và nỗ lực chứng minh được giá trị mình tạo ra thì các bạn sẽ vượt lên, và sẽ khác biệt với những người khác. Đến lúc đó, đãi ngộ, chức vụ, rồi tiền… mới đến với các bạn. 

Chứ ngay từ đầu nói ‘Tôi bỏ 5 tỷ đi du học về mà lương không được 1.000 USD hoặc 15-20 triệu thì không làm’, thì các bạn còn thất nghiệp dài dài”.

“Tôi thích nói thẳng, đôi khi khó nghe một tí nhưng đó là vấn đề chúng ta cần trao đổi”, bà Vân Anh nói

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng thất nghiệp của những người mới ra trường là sinh viên ngày nay khá thụ động.

Điều quan trọng nhất đối với các bạn sinh viên mới ra trường là phải tìm rất nhiều nguồn thông tin cũng như kết nối với nhiều người, đến với nhiều hội thảo, tìm tất cả các kênh mới có thể đến được địa chỉ mình cần.

Bà Vân Anh lấy ví dụ một chương trình do Hội đồng Anh tổ chức về cơ hội kết nối với nhà tuyển dụng, chương trình bắt đầu từ 9 giờ sáng, nhưng đúng giờ đó thì dưới khán đài chỉ có 2 hàng ghế.

Sau đó một lúc, các bạn sinh viên mới lác đác đến.

Có rất nhiều cơ hội các nhà tuyển dụng, ban tổ chức mang đến cho sinh viên, nhưng chúng ta đã tận dụng cơ hội đó hay chưa thì phải hỏi chính mình”, bà Vân Anh nói.

Theo: Trí Thức Trẻ


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC