Nghị định về lao động tại Đức

Nghị định về lao động tại ĐứcHướng dẫn người thuê việc thuê thợ nấu ăn chuyên nghiệp từ các nước không phải EU

Điều 1: Nguyên tắc cơ bản

Khi cấp giấy phép lao động với mục đích lao động tại điều §17 câu 1, §18 đoạn 2 câu 1, §19 đoạn 1 câu 1 luật lưu trú, đối với các đối tượng nêu tại điều §2 và điều §16 dưới đây không cần xin ý kiến của Cơ quan quản lý lao động Liên bang (BA) theo quy định tại điều §39 Luật lưu trú.

Điều 2: Đào tạo và tu nghiệp

(1)Không cần xin ý kiến cảu BA khi cấp giấy phép lưu trú cho học sinh tốt nghiệp trường Đức ở nước ngoài nhằm mục đích tu nghiệp trường dạy nghề tại Đức qua thực hành tại doanh nghiệp.

(2) Không cần xin ý kiến BA khi cấy giấy phép lưu trú cho 1 thực tập sinh nhằm mục đích học nghề hoặc học đại học (điều §16 Luật lưu trú) trong khuôn khổ một chương trình được EU tài trợ, hoặc chương trình trao đổi đào tạo quốc tế của các hiệp hội, các sở công cộng hay các tổ chức tập hợp sinh viên vốn đã có thỏa thuận trước đó với BA.

(3) Không cần xin phép ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho các chuyên gia làm việc trong tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia tới nước Đức để bồi dưỡng kiến thức tại cơ sở của họ ở Đức không quá 3 tháng tổng cộng, trong vòng 12 tháng niên lịch.

Điều 3: Chuyên gia

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép thường trú (Niederlassungserlaubnis) cho các chuyên gia quy định tại điều §19 đoạn 2 Luật lưu trú.

Điều 4: Thành phần lãnh đạo

Không cần xin ý kiến BA, khi cấp giấy phép lưu trú cho cán bộ lãnh đạo được ủy quyền, thành viên của các tổ chức tư pháp được quyền đại diện hoặc lãnh đạo tổ chức đó theo quy định của luật pháp hay theo điều lệ của hợp đồng thành lập.

Điều 5: Khoa học, nghiên cứu và ứng dụng

Không cần xin phép ý kiến BA, khi cấp giấy phép lưu trú cho các nhà khoa học của các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng cũng như giáo viên ngôn ngữ trong các trường đại học, các kỹ sư kỹ thuật phụ tá.

Điều 6: Hoạt động kinh doanh

Không cần xin ý kiên BA khi cấp giấy phép cho nhân viên làm việc tại bộ phận kinh doanh ở nước ngoài của doanh nghiệp có trụ sở ở Đức, hoặc những nhân viên làm việc cho doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài nhưng phải vào Đức để đàm phán, ký hợp đồng hay mua hàng hóa xuất khẩu, với điều kiện họ lưu lại Đức ở không quá 3 tháng tổng cộng, trong vòng 12 tháng niên lịch.

Điều 7: Những nhóm nghề nghiệp đặc biệt

Không cần xin ý kiến của BA khi cấp giấy phép lưu trú cho những người cùng nhân viên giúp việc họ sống ở nước ngoài sang Đức để trình bày những công trình khoa học nghệ thuật thể thao, nếu thời gian làm việc ở Đức không quá 3 tháng tổng cộng, trong vòng 12 tháng niên lịch, hoặc những người sang Đức làm việc trongc các dịp lễ hội văn hóa phim ảnh, nếu thời gian làm việc không quá 3 tháng niên lịch.

Điều 8: Phóng viên

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho nhân viên của cơ sở nước ngoài được Cơ quan báo chí thông tin Đức thừa nhận, sang Đức tác nghiệp không quá 3 tháng trong vòng 12 tháng niên lịch.

Điều 9: Lao động không mang nghĩa làm công ăn lương

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho những người làm việc tự nguyện trong chương trình cửa EU  hay vì các lý do tôn giáo nhân đạo.

Điều 10: Lao động hè

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho sinh viên, học sinh các trường đại học và đào tạo nước ngoài sang Đức lao động hè không quá 3 tháng trong vòng 12 tháng niên lịch, mà công việc do BA môi giới.

Điều 11: Lao động doanh nghiệp nước ngoài gửi sang Đức

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho những người thuộc doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài gửi sang Đức làm việc không quá 3 tháng trong vòng 12 tháng niên lịch, để chuẩn bị mọi máy móc dụng cụ trang thiết bị chuyển về trong nước cho doanh nghiệp.

Điều 12: Tổ chức thi đấu thể thao quốc tế

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho những người phục vụ hay tham gia thi đấu thể thao quốc tế do các ủy ban tổ chức được chính phủ bảo lãnh thực hiện.

Điều 13: Giao thông đường sắt và đường bộ quốc tế

(1) Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấp phép lưu trú cho tài xế doanh nghiệp vận tải có trụ sở ở nước ngoài thuộc khối EU hoặc các quốc gia tham gia hiệp ước  với Đức, vận chuyển qua biên giới.

(2) Mục (1) cũng có giá trị đối với tàu hỏa.

Điều 14: Giao thông đường không và đường thủy

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho thủy thủ đoàn thuộc giao thông đường thủy quốc tế, cho phi hành đoàn.

Điều 15: Dịch vụ qua biên giới

Không cần xin ý kiến BA khi cấp giấy phép lưu trú cho người làm việc trong các doanh nghiệp có trụ sở thuộc các nước EU hoặc các nước có hợp đồng kinh tế với EU thực hiện các giao dịch qua đường biên giớ Đức

Điều 16: Lao động không cần giấy phép lưu trú

Những công việc nêu tại điều §2 và điều §4 đến §13 thực hiện không quá 3 tháng ở Đức trong vòng 12 tháng niên lịch không được coi là lao động được miễn trừ giấy phép lưu trú quy định tại điều §23 và điều §30.

LTS: Cơ hội trên được quy định tại Thông tư của Cơ quan quản lý lao động liên bang (Bundesarbeitsagentur), bộ phậnZAV, với tên gọi: Hướng dẫn người thuê việc thuê thợ nấu ăn chuyên nghiệp từ các nước không phải EU (Merkblatt für Arbeitsgeber zur Einstellung von Spezialitätenköchen aus Nicht-EU-Ländern), ban hành thangs2.2009. Cơ sở pháp lý của Thông tư Trên là Nghị định Lao động (Beschäftigungsverordnung – BeschV). Sửa đổi lần cuối vào ngày 19.12.2008, quy định những nguyên tắc chung mà cơ quan công quyền phải thực hieenjtrong việc cấp giấy phép lưu trú và lao động cho người nước ngoài được thuê sang Đức làm việc. có hiệu lực từ ngày 1.1.2005 trong đó điều §26 đoạn 2 cho phép trong một giai đoạn niên lịch nhất định được cấp giấy phép lao động cho giáo viên dạy tiếng và thợ nấu ăn chuyên nghiệp, thuê từ nước ngoài vào Đức làm việc. Tuy nhiên, cuối Nghị định, điều §47 lại quy định thời hạn hiệu lực của điều khoản §26 chỉ tới ngày 31.12.2009. Do đó những nhà hàng người Việt nào muốn đón thợ nấu theo Nghị định trên, cần tranh thủ thời gian từ nay đến hết năm...

Thu Trang - Tổng hợp


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức