Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá sinh viên du học có cách suy nghĩ nhạy bén và cách thực hành chuyên nghiệp.
Cùng với việc mở rộng sản xuất - kinh doanh, Công ty Ikea của Thụy Điển đang xây dựng kế hoạch cho chương trình nguồn nhân lực mới của riêng mình. Theo đó, trong năm 2005 công ty sẽ nhận sinh viên (SV) thực tập để đào tạo kết hợp với việc phát hiện tuyển chọn “nhân vật ưu tú” để bố trí vào vị trí quản lý từ trung cấp trở lên. Đồng thời, công ty cũng tiến hành đưa lao động Việt Nam sang các nước lân cận như Thái Lan, Singapore, Malaysia... để đảm trách những chức danh quan trọng như giám đốc khu vực, giám đốc vùng...
Từ tìm nhân tài trong nước...
Không riêng gì Công ty Ikea, Công ty Electrolux cũng đang cần nguồn nhân lực rất lớn, đáp ứng cho mục tiêu kinh doanh của mình. Ông Phạm Trần Phương, giám đốc marketing của công ty, cho biết thông thường, tại mỗi doanh nghiệp (DN) nước ngoài, tỉ lệ giữa “lính ngoại” và “lính nội” đều không bằng nhau: vị trí cấp quản lý đa số do người nước ngoài nắm giữ, những vị trí cấp thấp còn lại là của lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, về lâu dài thì những chức danh quan trọng này phải được thay thế dần bằng lao động người bản địa. Riêng tại Việt Nam, cũng trong năm nay, Electrolux bắt đầu nhận SV Việt Nam vào thực tập, đào tạo phục vụ mục tiêu chiến lược nhân sự của mình.
Theo bà Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc nhân sự Công ty Ikea, chiến lược trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về con người là rất quan trọng. Việt Nam được các công ty Thụy Điển đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, trong đó tiềm năng nhân lực là rất lớn.
Việc các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hướng đến việc thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa tại các trường đại học nhằm quảng bá thương hiệu và đồng thời để phát hiện nhân tài sắp tốt nghiệp. Bà Thanh Tâm cũng cho biết chiến lược nội địa hóa nhân lực của công ty không phải chỉ tiếp nhận việc thực tập SV trong nước mà còn dành cho SV các trường đại học nước ngoài sang Việt Nam nghiên cứu tại công ty mình.
Đến săn lùng sinh viên du học
Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự, năm 2005 là thời điểm nhiều du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp ở các nước sẽ về Việt Nam để chọn nơi thực tập. Đây là cơ hội vàng để các DN tìm cho mình những ứng viên tài năng. Và tùy theo “sức” của mỗi DN sẽ có những “chiêu thức” tuyển mộ khác nhau.
Bằng cách đăng quảng cáo trên trang web các trường đại học của Anh, Úc, Mỹ, chiến lược của Công ty Dầu khí BP nhằm thu hút số lượng lớn SV Việt Nam đang học tập ở đây. Công ty Prudential mở một trang web nhằm thu hút SV du học tại Anh có định hướng về Việt Nam tìm việc làm. Các công ty Ericsson, Mercedes-Benz... thường nhắm vào SV đang học tại Úc. Các tập đoàn lớn như P&G Việt Nam, Cargill Việt Nam cũng có kế hoạch tuyển SV đang du học... Ông Phillip Tan, Giám đốc điều hành Công ty Elof Hansson, nhận định trong tương lai khi mà đội ngũ SV du học quay về làm việc trong nước là cơ hội rất lớn cho chiến lược phát triển của DN FDI, cái họ tiếp nhận được là cách suy nghĩ nhạy bén và cách thực hành chuyên nghiệp, bài bản hơn.
Nâng lương, phúc lợi để thu hút người lao động
Theo một kết quả khảo sát thị trường gần đây của một công ty chuyên về nguồn nhân lực, mặt bằng lương của người lao động ở các DN FDI cũng có những thay đổi rõ rệt, cao hơn nhiều so với vài năm trở lại đây. Vì vậy lương cao, nhiều chế độ đãi ngộ, phúc lợi... là tiêu chí hàng đầu để DN chọn mặt gửi vàng cho những vị trí quan trọng.
Ông Trần Đăng Nguyên, Giám đốc kinh doanh Công ty Comvik, cho rằng hiện nay rào cản rất lớn để một lao động trụ lại những vị trí cao cấp đó là trình độ ngoại ngữ. Các DN săn tìm lao động đang du học cũng vì thế mạnh trình độ ngoại ngữ. Ông Dương Xuân Giao, Giám đốc Công ty NetViệt (chuyên về cung ứng lao động cho công ty nước ngoài), cho biết hơn 90% công ty tập đoàn nước ngoài tuyển lao động người Việt Nam. Điều này cho thấy trình độ “lính nội” ngày càng “chất lượng” không thua kém lao động nước ngoài.
Theo NLD.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...