Người nước ngoài với một tấm bằng Tốt nghiệp Đại học ở Đức thường thấy khó khăn để có được một chỗ đứng trên thị trường việc làm. Tổng số thời gian tìm kiếm mà Luật pháp cho phép họ là 18 tháng.
Sau đó, các công dân của các nước không phải EU buộc phải rời khỏi nước Đức nếu họ không tìm được việc làm ổn định.
Thực sự 18 tháng là một thời gian đủ dài, điều đó chứng minh được hào phóng của Đức so với các tiêu chuẩn quốc tế về thời gian tìm việc cho Sinh viên Ngoại quốc sau khi tốt nghiệp.
Thống kê sơ bộ cho thấy: sau 1 năm chỉ khoảng 10% Sinh viên Ngoại quốc có việc làm chính thức (Fulltime).
Như vậy cơ hội cho Sinh viên Việt Nam xin được việc tại Đức sau khi tốt nghiệp chỉ nằm trong khoảng 1-3%
Trong số những học sinh muốn ở lại Đức sau khi tốt nghiệp, khoảng 30% ít nhất một năm và do đó tương đối dài để tìm kiếm một công việc. Mặc dù các sinh viên tốt nghiệp này thực sự có trình độ cao, với một số kiến thức tốt và kinh nghiệm cuộc sống ở Đức.
Thống kê Sinh Viên Ngoại quốc sau khi Tốt nghiệp 1 năm |
|
Mong muốn ở lại, nhưng bắt buộc rời khỏi Đức | 70% |
Đang tìm kiếm, chưa có việc | 11,6% |
đã có việc cả ngày(có thể trái nghề), nhưng vẫn tìm việc khác | 9% |
đã có việc bán thòi gian (có thể trái nghề), nhưng vẫn tìm việc khác | 9,4% |
Lý do cho một sự khởi đầu khó khăn đến công việc thường là thiếu các mạng lưới hỗ trợ, trao đổi về việc làm. Ngoài ra, nhiều sinh viên tốt nghiệp người nước ngoài cần trợ giúp chuyên sâu khi bắt đầu tìm việc, tuy nhiên, họ sẽ tìm thấy các thông tin về Việc làm của trường đại học của họ trước đây, nhưng các dịch vụ hỗ trợ tìm việc này thường là quá muộn hoặc mang tính chất chung chung.
Foto: Infografik Die Welt
Ngoài ra, nhiều nhà tuyển dụng cho thấy "thận trọng" và cơ quan di trú (Sở Ngoại Kiều) thường có các quyết định không thống nhất. Thường thì các Sở Ngoại kiều ở các Tiểu bang phía Tây Đức như Bayern, NRW có quyết định thoáng hơn nhiều.
Các công ty Đức bỏ qua sinh viên tốt nghiệp đại học nước ngoài
Cùng theo kết quả của Tài liệu nghiên cứu trên, các Công ty, Doanh nghiệp của Đức thường xếp các Hồ sơ xin việc của Sinh viên ngoại quốc phía sau và dường như họ không mặn mà với việc tuyển dụng các đối tượng này.
Các công ty nhỏ không quan tâm đến các nhóm đối tượng Sinh Viên Ngoại quốc
Đặc biệt là khối Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ hiếm thấy có hỗ trợ sự nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp người ngoại quốc. Điều này thể hiện qua việc hợp tác với các trường đại học, tư vấn, tiếp cận ứng cử viên để phỏng vấn, cơ hội thực tập.
Chỉ có 38% của các công ty trên (Doanh nghiệp có lực lượng lao động từ 50 đến 250 nhân viên) có sự tích cực cộng tác với các Trường Đại học về giới thiệu việc làm.
Hơn 80% Sinh Viên Tốt nghiệp muốn ở lại Đức
Thực tê có khoảng 80% học sinh thạc sĩ mong muốn ít nhất là tạm thời ở lại Đức để có được thêm kinh nghiệm về chuyên môn. Nhưng việc định cư lâu dài này rõ ràng không thể đơn giản tự mình giải quyết được. Một năm sau khi tốt nghiệp vẫn còn hơn một phần tư trong số họ để tìm kiếm việc làm. Như các tác giả nghiên cứu cho biết, thực tế số Sinh Viên thất bại trong việc tìm kiếm việc làm chắc chắn cao hơn nhiều so với số liệu khảo sát.
Hầu như bất kỳ trường đại học duy trì các chương trình hỗ trợ như Studentenwerk, Jobs-Portal, Absoventa, Jobs-Coaching..., tìm kiếm cơ hộ cho cựu sinh viên tốt nghiệp người nước ngoài của họ. Nhưng chắc chắn sẽ khó thành công bởi chính từ sự nỗ lực tìm kiếm việc làm của từng cá nhân.
Tác Giả: Vũ Thu Hương-©DUHOCDUC.DE
Nguồn: Die Welt/SVR
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...