Ảnh minh họa
Đó là tên một phóng sự vừa được đăng trên báo "Die Zeit" của Đức. Nó nhanh chóng được dịch sang nhiều thứ tiếng và in trên nhiều tờ báo lớn ở châu Âu. Tác giả là phóng viên Matthias Stolz, 31 tuổi, là người từng nếm mùi thực tập sinh ở 9 công ty khác nhau. Thế hệ "đâm đầu vào bùn"Xã hội thay đổi qua từng giai đoạn và mỗi giai đoạn thường có một thế hệ tiêu biểu và được gọi với những cái tên khác nhau là thế hệ nọ, thế hệ kia. Cách đây khoảng hai, ba năm, nước Đức đã từng có "Thế hệ thất nghiệp" (những người trẻ có bằng cấp nhưng lại sớm bị thất nghiệp).
Thế hệ hiện nay mang một cái tên rất khó hiểu: Thế hệ đâm đầu vào bùn (floundering period). Đây là thế hệ "dở ông dở thằng", không thất nghiệp, nhưng cũng chẳng thể có một công việc ổn định, họ cứ bị cuốn vào vòng xoáy vô định cũng giống như cá bơn cứ đâm đầu mãi vào bùn mà chẳng có điểm dừng.
Thực tập sinh cứ như một thứ hàng trôi nổi trên thị trường. Trong khi hàng tháng chính phủ Đức công bố số người thất nghiệp với một thái độ lo lắng thực sự thì thực tập sinh lại chẳng được đếm xỉa đến. Chẳng ai biết chính xác số người đang tập sự là bao nhiêu và cũng chẳng ai bận tâm đâu sẽ là đầu ra của họ. Nhiều nhà phân tích đánh đồng: đó cũng là một dạng thất nghiệp, thất nghiệp vô thức: người thất nghiệp trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, không biết là mình thất nghiệp hay không thất nghiệp.
Thực tập = nhẫn nhục hy vọng
Nếu như bạn tham dự vào một buổi tụ tập của thanh niên Đức (25-30 tuổi) hiện nay thì thường nghe thấy câu :"Mình vẫn còn đang đi thực tập" với giọng điệu vừa hy vọng vừa nhẫn nhục. Hy vọng vì biết đâu đấy có thể chỉ vài tháng nữa thôi có thể trở thành nhân viên chính thức. Nhẫn nhục vì chẳng có ai biết đích xác là có một vị trí chính thức dành cho họ không.
Hiện tại nếu lên mạng tìm việc làm thì hầu như chỉ thấy cần tuyển các vị trí tập sự. Trên trang web được nhiều người truy cập nhất hiện nay là www.jobpilot.de thì có tới 3320 nhu cầu tuyển dụng thực tập viên và chỉ có 1560 nhu cầu tuyển nhân viên. Thực tập ở đây không còn dừng lại ở nghĩa tích cực (lấy kinh nghiệm làm việc) mà thực sự trở thành miếng mồi béo bở để các công ty bóc lột theo đúng nghĩa đen.
Mỗi năm Siemens tuyển 16.000 thực tập sinh và sinh viên (SV). Các công ty chẳng dại gì không tận dụng nguồn nhân công này vì họ hầu như chẳng mất gì: không trả lương, không chế độ... Có bao nhiêu người trong số thực tập sinh sau đó được công ty tuyển dụng làm nhân viên chính thức? Đến nay vẫn chưa có những thống kê cụ thể.
Kiếp tập sự
SV mới ra trường ở Đức hiện đang bội thực với những kỳ thực tập. Biết thế nhưng vẫn không làm sao thoát ra được bởi ai cũng tâm niệm cứ chịu khó sống kiếp tập sự và chờ đợi, biết đâu vận may sẽ mỉm cười. Mùa hè đáng ra SV đi đến Thái Lan để xả hơi thì lại tìm đến Frangfurt để kiếm một suất thực tập tại tập đoàn Billfinger & Berger nào đó.
Khi được nhận vào làm tập sự, công ty sẽ trang bị cho họ một bộ trang phục và bảo khi đã mặc bộ đồ này vào người thì phải cư xử như thế nào cho đúng mực. Nếu may mắn thì còn được giới thiệu một vòng với các nhân viên trong công ty. Rồi sau đó chẳng ai còn nhớ những gì (tất nhiên cả tên gọi) mấy cô, cậu thực tập sinh. Trong công ty họ được đánh giá là trẻ trung, nhiệt tình, năng nổ. Chấm hết.
Thực tập sinh được trả bao nhiêu? Họa hoằn lắm mới có công ty tính đến việc trả thù lao cho đối tượng này. Tất nhiên phải có điều kiện kèm theo. Chẳng hạn Magix AG sẽ trả trọn gói cho một thực tập sinh "ít nhất" là 250 euro cho 6 tháng, nhưng thực tập sinh này phải làm việc như một nhân viên thực thụ (có khả năng làm việc độc lập,...).
Còn gì nữa? Rất nhiều kinh nghiệm "quý giá" để ghi vào mục kinh nghiệm trong hồ sơ xin việc nhiều đến nỗi có người còn không dám ghi vào vì sợ bị các nhà tuyển dụng đánh giá: Chắc là có vấn đề về thích nghi với công việc chứ không thì làm sao phải thực tập ở nhiều nơi thế này. Đúng là oan gia!
* Đấu giá dành cho người thất nghiệp
Trang web www.jobdumping.de ra đời khiến dư luận xôn xao. Đây là địa chỉ đầu tiên ở Đức công khai bán đấu giá việc làm dành cho những người thất nghiệp.
Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra công việc kèm theo mức thù lao trần, ai trả càng thấp hơn thì càng có cơ hội nhận việc. Người quản lý trang web sẽ được nhận tiền môi giới 0,8 - 3,9%. Nhiều người phản đối kịch liệt vì như thế khác nào trở về thời kỳ nô lệ.
Nhưng theo thống kê đã có hơn 1.300 người tìm được việc làm qua jobdumping.de và lượng người truy cập trang web này đã lên tới trên 30.000 người/ngày.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...