Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ở lại hay trở về nước cũng không quan trọng bằng tấm lòng luôn hướng về quê hương...
Trong một cuộc nói chuyện với TG&VN, Sandy Hòa Đặng - một Việt kiều tiêu biểu tại Mỹ đã chia sẻ rằng thời gian sinh sống ở Mỹ, bà đã gặp nhiều kiều bào lâu năm ở đây luôn trăn trở với việc tìm cách nào để có thể cống hiến cho quê hương nhưng vẫn thấy bế tắc. Tuy nhiên, bà cũng tin rằng, nếu nhà nước tạo được cơ hội tốt, thì nguồn “chất xám” rồi sẽ quay trở về.
Xung quanh câu chuyện và nỗi lo “chảy máu chất xám” đang gây ra nhiều tranh luận ở trong nước, TG&VN xin giới thiệu một số chia sẻ của những người Việt tài năng và nổi tiếng ở các nước...
Tôi rất mừng khi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) được thành lập. Đây có thể là một cách để thu hút người tài và cũng giúp phát triển khoa học ở Việt Nam cao và nhanh hơn.
Tuy nhiên, Quỹ cần thu hút nhiều hơn những người Việt Nam ở nước ngoài về cộng tác trong nước.
Lấy ví dụ của riêng mình, tôi có thể về Việt Nam ở và làm việc nhưng bạn bè khuyên rằng, những việc tôi làm ở bên Mỹ, nhưng liên quan, hướng về Việt Nam cũng là có đóng góp nào đó trực tiếp cho trong nước. Cụ thể, tôi nghiên cứu về chuẩn tiếng Việt cho máy tính, tức là tôi đang giúp cho quê hương. Tôi được Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội mời trao đổi về tập thơ tuyệt vời Spring Essence: The poetry of Ho Xuan Huong - tập thơ mà tôi đã dựng mẫu chữ Nôm. Khi nghiên cứu để số hóa dân nhạc Việt Nam, tôi từng được Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc hỗ trợ hết sức...
Nhờ đó, chúng tôi đã đưa các nghiên cứu về dân nhạc Việt đến các hội nghị quốc tế tại Mỹ. Tôi rất cảm kích và cho đó là cách nhìn xa.
Khi du học ở Australia và Newzeland, tôi thấy rất nhiều cơ hội cho mình ở nước ngoài. Khi nhập quốc tịch Singapore vào năm 2007, tôi cũng không nghĩ mình trở về Việt Nam kinh doanh. Thế nhưng, với những chuyển biến tích cực sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006, suy nghĩ của tôi đã thay đổi.
Tôi nhìn thấy đây là cơ hội cho những người sống ở nước ngoài có thể trở về phát triển sự nghiệp ở quê hương. Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Chính phủ và Nhà nước đã có nhiều chính sách sát sườn để hỗ trợ cho những Việt kiều như chúng tôi. Đặc biệt, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cũng luôn là nhịp cầu giúp đỡ chúng tôi tổ chức sự kiện và kết nối chúng tôi với những người chung chí hướng.
Với những kiều bào trẻ, họ luôn được chào đón, khuyến khích khởi nghiệp tại quê hương và được tạo nhiều điều kiện rất thuận lợi.
Chúng tôi mong muốn trong nước có thêm nhiều kênh cập nhật thông tin chính thống nhất, mới nhất, những chính sách đúng đắn, kịp thời và những diễn đàn để kiều bào có thể dễ dàng kết nối và chia sẻ.
Kiều bào cần rất nhiều kênh như vậy để có thể tiếp nhận cân bằng, so sánh và chọn lọc chính xác. Khi chúng ta làm tốt công tác truyền thông và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới tích cực hơn thì kiều bào có thêm niềm tin, niềm tự hào và động lực để quay trở về lập nghiệp và góp công sức xây dựng cho quê hương.
Việc được sinh sống và cảm nhận nhiều nền văn hóa khác khau là những trải nghiệm “có lãi” lớn nhất trong cuộc đời tôi. Tuy nhiên, Việt Nam luôn hiện diện ở mọi nơi tôi đặt chân đến.
Điều khiến tôi tự hào nhất khi ở nước ngoài là được biểu diễn các giai điệu quê hương như Bèo dạt mây trôi, Người ơi người ở đừng về.... cho bạn bè quốc tế thưởng thức và dạy học sinh nước ngoài các làn điệu truyền thống của dân tộc mình.
Đặc biệt, ở cuộc thi quốc tế nào tôi cũng chọn âm nhạc Việt Nam để biểu diễn và thi tài. Bởi Việt Nam vẫn là nơi tôi hướng về những hoạt động biểu diễn, giảng dạy hoặc có thể mở trường nhạc trong tương lai.
Nói đến ước mơ thì tôi ước sẽ có một phòng thí nghiệm riêng và có thể triển khai cả ở nước ngoài và Việt Nam.
Tôi cũng biết đến một số anh chị đi trước và bạn bè cùng trang lứa người Việt đang thành đạt ở nước ngoài nhưng vẫn có nhiều đóng góp cho đất nước.
Ví dụ như doanh nhân thì có thể mở chi nhánh công ty ở Việt Nam, những kỹ sư, giáo sư thì có thể làm cầu nối tri thức…
Tôi nghĩ, sống ở đâu cũng có thể cống hiến cho quê hương và mỗi người đóng góp theo những cách khác nhau.
Tốt nghiệp Cử nhân tại Aalto Mikkeli, tôi may mắn kiếm được việc làm trong một startup quốc tế rất thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử của Phần Lan.
Sau một thời gian làm việc tại công ty này, tôi xây dựng được nhiều mối quan hệ trong giới kinh doanh tại Phần Lan. Do đó, tôi tự tin tách ra mở startup đầu tiên, đặt tên là FactoryFinder nhằm giúp đỡ các thương hiệu thời trang nhỏ ở Bắc Âu làm việc với nhà máy sạch và xanh tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ.
Những kinh nghiệm làm việc quý giá, mạng lưới đối tác kinh doanh và có một người đồng sáng lập tốt và hợp sở trường như Sơn Chu (CTO, CMO của Rens) đã giúp cho startup Rens hiện giờ có được những thành công bước đầu.
Tôi nghĩ rằng, dù đi đến bất kỳ đâu và đạt được thành tựu gì thì cuối cùng tôi vẫn là máu đỏ da vàng và tự hào là người Việt Nam. Tôi hy vọng bản thân có thể là một phần bé nhỏ đại diện cho Việt Nam ở sân chơi quốc tế.
Về dài hạn, tôi dự định sẽ đầu tư nghiên cứu thêm để có thể sản xuất từ A-Z sản phẩm của công ty ở Việt Nam từ nguyên liệu thô, phụ liệu cho đến thành phẩm cuối cùng mà không phải thông qua hay nhập từ nước khác về. Không chỉ giúp cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tôi còn mong muốn có thể đóng góp vào việc xây dựng mạng lưới và cách điều hành sản xuất công nghiệp trong tương lai của đất nước mình “xanh và sạch” hơn cách mà Trung Quốc đã làm và ảnh hưởng nặng nề đến môi trường của nước họ, đặc biệt là trong ngành thời trang may mặc.
Nguồn: baoquocte.vn
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...