Một số trường đào tạo nghề điều dưỡng ở Đức không thu học phí. Trái lại, họ còn trả lương cho học viên. Những người làm điều dưỡng ở Đức chia sẻ: “môi trường học tập ở đây rất tốt, dễ xin việc làm (nhất là nghề điều dưỡng), thu nhập lý tưởng. Mỗi tội áp lực công việc khá nhiều”. Nếu bạn vượt qua trở ngại này, thì Đức là quốc gia lý tưởng để sinh sống và làm việc. Những ai chưa có kinh nghiệm làm điều dưỡng ở Đức, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Nó sẽ giúp ích phần nào cho quyết định tương lai của bạn.
Làm điều dưỡng ở Đức được những gì?
Miễn học phí 100%. Trước khi trở thành điều dưỡng viên chính thức, bạn phải trải qua 2-4 năm học nghề điều dưỡng tại Đức. Các trường dạy nghề có trách nhiệm đào tạo bạn. Thông thường, khi du học nghề sinh viên phải đóng một khoản phí nhất định cho nhà trường (tạm gọi là phí đào tạo nghề). Mỗi trường có mức học phí khác nhau.
Ngành điều dưỡng ở Đức thuộc diện ưu tiên số 1. Các trường đào tạo ngành nghề này không thu học phí của sinh viên. Mặt khác, họ còn trả lương cho sinh viên. Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc: “Tại sao học việc lại có lương?”.
Điều này là có cơ sở. Trong quá trình học nghề, bạn chỉ học 40% lý thuyết, 60% còn lại là thực hành thực tập tại các bệnh viện, viện dưỡng lão, khu chăm sóc chuyên biệt,…
Bạn được trả lương xứng đáng khi làm việc tại các cơ sở này (kể cả là thực hành thực tập). Lương học việc điều dưỡng không ít chút nào, khoảng 20-25 triệu VNĐ/1 tháng.
Lương học việc đảm bảo cuộc sống. Với số tiền 20-25 triệu VNĐ/1 tháng (lương học việc), bạn có thể sinh sống ở Đức. Dĩ nhiên, bạn phải chi tiêu tiết kiệm. Chi phí ăn ở trong ký túc xá của trường không hề tốn kém. Nhà trường đã hỗ trợ phần nào những khoản phí đấy cho bạn. Đặc biệt là chính sách “không mất học phí” dành cho nghề điều dưỡng.
Làm điều dưỡng ở Đức phải đối mặt những gì?
Người trong cuộc chia sẻ: “Làm điều dưỡng ở Đức khá áp lực. Tôi phải tuân theo lịch trình công việc từ A đến Z, đảm bảo không sai lệch về thời gian và thao tác. Người Đức đề cao kỷ luật lao động. Họ không chấp nhận đi làm muộn, về sớm, nghỉ giữa chừng, hay ăn bớt các nghiệp vụ”.
Điều dưỡng viên làm nhiệm vụ chuyên chăm sóc người bệnh, người cao tuổi,… tại các bệnh viện, viện dưỡng lão,… Bất đồng ngôn ngữ là rào cản lớn nhất giữa họ. Trên thực tế, có những người ở Đức 3-4 năm nhưng vẫn chưa thông thạo tiếng Đức. Giao tiếp trong công việc vì thế mà gặp khó khăn.
Để hòa nhập với môi trường mới, lao động nước ngoài phải thực sự nỗ lực. Không ngừng trau dồi trình độ ngôn ngữ cũng như năng lực làm việc. Các nhà tuyển dụng ở Đức sẵn sàng trả lương cao cho nhân viên làm việc tốt.
Theo trabi
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...