Ngữ pháp tiếng Đức cơ bản

Tiếng Đức được đánh giá là ngôn ngữ khá khó học bởi ngữ pháp tiếng Đứckhá rắc rối và có nhiều quy tắc khó nhớ. Nếu muốn học tiếng Đức thật tốt, ban đầu bạn cần nắm chắc các kiến thức ngữ pháp tiếng Đức cơ bản. Đây sẽ là nền móng vững chắc để xây dựng những viên gạch đầu tiên.

Về cơ bản, tiếng Đức có 6 thì của động từ bao gồm 2 thì của hiện tại, 2 thì của quá khứ và 2 thì của tương lai.

Ngữ pháp tiếng Đức cơ bản

2 thì của hiện tại là Präsens và Perfekt gần giống như thời hiện tại đơn và hiện tại hoàn thành trong tiếng Anh. Präteritum và Plusquamperfekt tương ứng với thời quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành. Còn đối với thì tương lai có 2 dạng là Futur 1 và Futur 2 cùng dùng để biểu thị những điều xảy ra trong tương lai nhưng trong những bối cảnh khác nhau.

Nếu chỉ so sánh về các thời thì ngữ pháp tiếng Đức chẳng phải dạng quá khó. Ngay như tiếng Anh cũng có đến 13 thì. Nhưng ngữ pháp tiếng Đức còn rất phức tạp ở những khía cạnh khác.

1. Động từ trong tiếng Đức 

Động từ trong tiếng Đức được chia thành 3 loại là Vollverb còn gọi là động từ thường, Modalverb (thái động từ) và Hilfsverb hay còn gọi với cái tên là trợ động từ. Động từ thường đứng làm vị ngữ trong câu và cũng có thể đứng độc lập một mình. Trong khi đó, thái động từ phải luôn đi kèm với một động từ thường ở dạng nguyên mẫu.

Ngoài ra, một điểm quan trọng trong ngữ pháp tiếng Đức đó là cách chia động từ. Cũng giống như tiếng Anh, động từ tiếng Đức cũng tồn tại 2 dạng là động từ có quy tắc (Động từ yếu) và động từ bất quy tắc (Động từ mạnh). Ở mỗi thì, động từ dạng yếu sẽ được chia theo một nguyên tắc riêng. Còn đối với các động từ mạnh, sẽ không có một quy tắc nào để chia cả. Cách duy nhất là phải học thuộc lòng chúng.

Thống kê cho thấy, tiếng Đức có khoảng trên 3000 động từ mạnh và chỉ thường xuyên sử dụng 1000 từ trong số đó. Con số này cũng không quá to tát, việc học được hết các từ này cũng không phải là nhiệm vụ bất khả thi nếu được luyện tập và sử dụng thường xuyên.

2. Danh từ trong tiếng Đức 

Danh từ là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên câu. Cũng như những thứ tiếng khác, danh từ tiếng Đức dùng để miêu tả sự vật, sự việc, con người, các khái niệm… và thường đứng làm chủ ngữ, tân ngữ, trạng ngữ hay bổ ngữ trong câu. Danh từ trong tiếng Đức luôn được viết hoa chữ cái đầu bất kể đó là danh từ chỉ người hay chỉ vật.

Một điểm đặc biệt và khá phức tạp trong tiếng Đức đó là danh từ có sự phân biệt về giống. Danh từ tiếng Đức được chia thành 3 giống đó là: giống đực (maskulinum), giống cái (femininum) và giống trung (neutrum).

Cách phân biệt các giống danh từ này như sau: Danh từ giống đực sẽ đi kèm với mạo từ “der”, ví dụ như: der Mann, der Tisch..

Các danh từ đi với “die” sẽ là dấu hiệu nhận biết của danh từ giống cái: die Frau, die Arbeit…

Các danh từ có tiền tố là “das” là các danh từ giống trung: das Kind, das Sofa…: các danh từ này để chỉ các sự vật mà không có giới tính.

Danh từ tiếng Đức cũng có dạng số ít và số nhiều. Các danh từ ở dạng số nhiều bằng cách thêm mạo từ “die” ở đằng trước bất kể là danh từ ở giống nào.

Nhìn chung, hầu hết các danh từ tiếng Đức đều tồn tại ở cả 2 dạng số ít và số nhiều. Tuy nhiên, cũng có một số danh từ chỉ tồn tại ở dạng số ít và ngược lại có một vài từ chỉ tồn tại ở dạng số nhiều.

3. Tính từ trong tiếng Đức 

Tính từ trong tiếng Đức được gọi là die Adjektiv, dùng để miêu tả tính chất của danh từ. Tính từ có thể đứng trước hoặc sau danh từ, đứng sau động từ “sein” (to be), “warden” (to become) và “ bleiben” (to keep). Ngoài ra, một số tính từ còn đứng cùng với động từ nguyên mẫu và tính từ đi cũng với giới từ tạo thành cụm tính từ nhất định.

Tính từ trong tiếng Đức cũng tồn tại 3 dạng so sánh đó là so sánh ngang bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Điểm này khá tương đồng và đơn giản như trong tiếng Anh.

Trên đây chỉ là những nét cơ bản, khái quát nhất về ngữ pháp tiếng Đức. Nhưng đây sẽ là những kiến thức nền tảng để bạn có thể chinh phục thành công thứ tiếng được coi là khó học này.

Chúc các bạn thành công!


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000