Để được nhận vào lớp dự bị đại học tại một trường nào đó, các ứng viên đại học phải trải qua một kỳ "kiểm tra nhập học" (Aufnahmetest), để được xác định xem có khả năng theo học và hiểu bằng tiếng Đức hay không. Nếu không thi đậu, bạn nên tham gia một lớp luyện thi dự bị đại học.
Klausur (Kiểm tra): kỳ thi viết có giám thị về những nội dung đã học trong các tiết giảng.
Mündliche Prüfung (Kỳ thi miệng): kiểm tra nói giữa các giảng viên với sinh viên về một nội dung đã định trước.
Diplom-Vorprüfung, Vordiplom (Thi lấy bằng Đại Cương): Điều kiện tiên quyết để được vào chuyên ngành là phải đậu kỳ thi đại cương này. Trong kỳ thi, các học viên phải làm bài viết (có thể thi nói) để chứng tỏ mình đã thu thập đủ các kiến thức đại cương của ngành và nắm vững các kỹ thuật khoa học của bài.
Zwischenprüfung: Thi viết và nói của các môn khoa học xã hội nhân văn vào cuối giai đoạn Đại Cương.
Diplom (thi tốt nghiệp): kỳ thi tốt nghiệp của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ sư khoa học , khoa học kinh tế và khoa học xã hội. Kỳ thi gồm có một bài luận văn (viết) và bài báo cáo (nói) và có thể thêm một kỳ thi thực nghiệm.
Staatsprüfung/Staatsexamen (kỳ thi quốc gia): dành cho các ngành đào tạo các nhân viên khoa học nhà nước (như, khoa học về luật pháp, khoa học sư phạm...). Do vậy kỳ thi sẽ do các bang tổ chức và được đặt dưới sự giám chế của nhà nước. Thường thì các kỳ thi quốc gia được chia ra làm hai phần trong hai đợt khác nhau (kỳ thi quốc gia 1 và 2). Khoảng thời gian ở giữa các thí sinh sẽ tự thu thập thêm các kinh nghiệm thực tế. Chú ý: việc chắc chắn sẽ có việc làm trong các cơ quan nhà nước sau khi tốt nghiệp không được bảo đảm.
Kirchliche Prüfung (kỳ thi của nhà thờ): nếu bạn học tại các trường đại học Thần Giáo của Tin Lành hay Thiên Chúa giáo thì bạn phải tốt nghiệp kỳ thi của nhà thờ. Trên nguyên tắc nó bao gồm hai phần thi: phần thứ nhất như các kỳ kiểm tra nói và viết; phần thứ hai gồm các bản báo cáo khoa học làm ở nhà.
Magister Artium (M.A.): kỳ thi cử nhân dành cho các ngành khoa học nhân văn. Kỳ thi bao gồm một bài báo cáo viết cũng như kỳ thi nói và viết.
Bachelor (B.A., B.Sc., Bachelor of Engineering o.ä.): kỳ thi tốt nghiệp hướng nghiệp (cử nhân kỹ thuật) sau 6 hay 8 học kỳ. Với bằng cử nhân này bạn có thể đi làm việc hoặc học thêm 2 đến 4 học kỳ nữa để tiến lên bậc Thạc sĩ, kỹ sư (của Uni).
Master (M.A., M.Sc., Master of Engineering o.ä.): kỳ thi lấy bằng Thạc Sĩ. Điều kiện để tham gia kỳ thi này là bằng cử nhân, đôi khi cũng có thể là bằng Đại Cương hay Zwischenprüfung (xem thêm "International Degree Programmes")
Doktorprüfung (Thi lấy bằng Tiến Sĩ): Kỳ thi sau khi tốt nghiệp đại học (của Uni) hay là sau khi tốt nghiệp việc học nâng cao (thạc sĩ...). Kỳ thi tiến sĩ này bao gồm một bài nghiên cứu khoa học (Dissertation) và một bài báo cáo (miệng) khoa học (Rigorosum).
Các kỳ thi kiểm định
Lưu ý: kỳ thi kiểm định dành cho các trường Cao Đẳng chuyên ngành (Fachhochschule) và Đại Học (Universitäten) hoàn toàn khác nhau.
Kỳ thi kiểm định cho các trường Cao Đẳng chuyên ngành
Cho kỳ thi kiểm định các thí sinh phải tham gia lớp dự bị đại học (gồm hai học kỳ) dành cho các trường Cao Đẳng. Và tuỳ theo các ngành học có các lớp dự bị với những trọng tâm sau:
Lớp TI |
Chuẩn bị cho các ngành kỹ thuật và khoa học |
Lớp WW |
Chuẩn bị cho các ngành khoa học kinh tế |
Lớp GD |
Chuẩn bị cho các ngành học về nghệ thuật |
Lớp SW |
Chuẩn bị cho các ngành khoa học xã hội |
Lớp DÜ |
Chuẩn bị cho các ngành thông dịch |
Các môn được giảng dạy và thi ở các lớp dự bị:
Lớp TI |
Tiếng Đức, |
Lớp WW |
Tiếng Đức, |
Lớp GD |
Tiếng Đức, |
Lớp SW |
Tiếng Đức, |
Lớp DÜ |
Tiếng Đức, |
Thêm vào đó còn có vài môn khác được giảng dạy tuỳ theo các hướng trọng tâm.
Kỳ thi kiểm định chỉ được một lần thi lại, và sớm nhất là sau nửa năm kể từ lần thi trước.
Để được nhận vào lớp dự bị đại học tại một trường nào đó, các ứng viên đại học phải trải qua một kỳ "kiểm tra nhập học" (Aufnahmetest), để được xác định xem có khả năng theo học và hiểu bằng tiếng Đức hay không. Nếu bạn không đậu kỳ kiểm tra này, bạn chỉ có thể thi lại một lần, hoặc hai lần tại một số ít trường. Để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra này đa số các trường tổ chức thi đều mở các lớp luyện thi cấp tốc *g*, được gọi là "Lớp bắt đầu" (Vorkurse).
Trên nguyên tắc các học viên của các lớp dự bị được xét như là các sinh viên thực thụ (với đầy đủ chế độ ưu tiên miễn giảm của sinh viên) trong thời gian theo học.
Thông tin chi tiết về dự bị đại học có thể xem thêm tại đây.
Kỳ thi kiểm định cho các đại học
Đối với kỳ thi kiểm định các thí sinh cũng phải tham gia lớp dự bị đại học (2 học kỳ) cho các trường đại học. Khóa huấn luyện này cũng có các trọng tâm, định hướng theo các chuyên ngành đại học.
Các môn thi gồm có phần viết và nói.
Đối với tất cả các thí sinh môn thì Đức ngữ là môn chính. Những thí sinh đã có bằng ngoại ngữ của Hội Đồng Bộ Văn Hóa bậc II (Sprachdiplom der Kultusministerkonferenz Stufe II), các bằng ngoại ngữ tương đương của viện Goethe hay đã thi đậu "Kỳ thi đức ngữ để vào đại học cho các ứng viên nước ngoài" (DSH), thì được miễn thi môn tiếng Đức này.
Bên cạnh Đức ngữ còn có hai môn thi viết bắt buộc khác tuỳ theo các trọng tâm. Các môn thi nói theo từng trọng tâm có thể trở thành các môn giảng dạy trong lớp. Tuỳ theo luật của từng bang mà các kỳ thi kiểm định có những mức độ khác nhau.
Các trọng tâm theo hướng chuyên ngành tại các lớp dự bị:
Lớp T: |
cho các ngành kỹ thuật, toán và khoa học tự nhiên (trừ các ngành thuộc về sinh học) |
Lớp M: |
cho các ngành dược, sinh và y |
Lớp W: |
cho các ngành kinh tế và khoa học xã hội |
Lớp G: |
cho các ngành khoa học nhân văn, xã hội-chính trị và mỹ thuật, ngữ văn Đức |
Lớp S: |
cho các ngành ngoại ngữ (trừ Đức ngữ) |
Các môn thi viết:
Lớp T: |
Tiếng Đức, |
Lớp M: |
Tiếng Đức, |
Lớp W: |
Tiếng Đức, |
Lớp G: |
Tiếng Đức, |
Lớp S: |
Tiếng Đức, |
Kỳ thi kiểm định chỉ được thi lại một lần, và sớm nhất là nửa năm kể từ lần đầu tại cùng một trường đại học..
Các ứng viên muốn tham gia lớp dự bị đại học phải gửi đơn viết tay đến các đại học mình chọn hay các cơ quan hành chính được chỉ định. Đơn đăng ký tự gửi dến các lớp dự bị đại học sẽ không được chấp nhận.
Để được nhận vào lớp dự bị đại học tại một trường nào đó, các ứng viên đại học phải trải qua một kỳ "kiểm tra nhập học" (Aufnahmetest), để được xác định xem có khả năng theo học và hiểu bằng tiếng Đức hay không. Nếu không thi đậu, bạn nên tham gia một lớp luyện thi dự bị đại học. Một vài trường tổ chức lớp dự bị đại học cũng có mở các lớp luyện thi này. Và có một số trường thay kỳ kiểm tra này bằng các bài kiểm tra chuyên môn ví dụ như môn Toán...
Trên nguyên tắc các học viên của các lớp dự bị được xét như là các sinh viên thực thụ (với đầy đủ chế độ ưu tiên miễn giảm của sinh viên) trong thời gian theo học.
Nguyễn Hà Phương.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...