Đời sống và giá cả tại Ðức khá cao. Mỗi người cần từ 540 đến 670 Euro để sống một tháng. Bạn sẽ nhận thấy rằng với số tiền nầy bạn phải sống thật khiêm nhượng mới đủ. Tất cả các trường đại học chính qui đều không thu học phí. Tuy nhiên trong học trình bạn phải trả một số lệ phí được kể ra sau đây:
Lệ phí xã hội
Tại mỗi trường đại học đều có một "Sinh viên vụ", nơi này tài trợ cho các cơ sở xã hội như các căng tin sinh viên, các quán cà phê, các cư xá, các sân và phòng tập thể thao, v.v...Ðể được sử dụng các cơ sở nói trên, mọi sinh viên phải trả "lệ phí xã hội", theo giá hiện giờ từ 18 đến 46 Euro cho mỗi học kỳ (Semester). Tại một vài đại học, sinh viên còn phải trả thêm một lệ phí gọi là Vé học kỳ. Tùy theo mỗi thành phố giá vé có thể lên đến khoảng 92 Euro. Với vé nầy nguời ta có thể sử dụng miễn phí các phương tiện giao thông công cộng tại nơi học và các vùng lân cận trong học kỳ đó.
Các tiểu bang Berlin và Baden-Württemberg còn thâu thêm một "Phí quản trị" hoặc là "Phí ghi danh" 51 Euro cho mỗi học kỳ.
Bảo hiểm y tế
Tất cả các sinh viên đều bắt buộc phải đóng bảo hiểm bệnh tật cho đến học kỳ chuyên ngành thứ 14 hoặc tối đa là 30 tuổi. Cách giải thích khác hay hơn cho bạn là: các hãng bảo hiểm phải nhận bảo hiểm cho bạn trong thời gian này với giá sinh viên. Các hãng bảo hiểm trả tất cả tiền bác sĩ, bệnh viện và tiền mua thuốc theo toa bác sĩ, ngoại trừ một phần nhỏ bạn phải tự trả. Lệ phí "bảo hiểm theo luật định" cho sinh viên hiện tại khoảng 281 Euro cho một học (6 tháng). Lệ phí nầy bao gồm cả lệ phí săn sóc vừa mới được đặt ra ở Ðức (giải thích thêm: khi bị bệnh nằm liệt giường ở nhà, hãng bảo hiểm trả tiền thuê người đến săn sóc mình). Bạn phải trả lệ phí bảo hiểm trước khi ghi danh học.
Nếu bạn trên 30 tuổi mới vào Ðức thì bạn bắt buộc phải đóng bảo hiểm bệnh tật tại một hãng bảo hiểm tư vì phí tổn bác sĩ và nhà thương ở Ðức rất mắc. Ví dụ: giá một ngày nằm bệnh viện là 205 Euro.
Khám sức khoẻ
Nếu bạn cần một visa để vào Ðức thì tòa đại sứ Ðức sẽ cho bạn biết rằng, bạn có phải đi khám sức khỏe trước ở tại nơi đang ở hay không. Trong luật ngoại kiều không bắt buộc sự khám sức khỏe phải do một bác sĩ người Ðức thực hiện .Khi bạn muốn gia hạn phép lưu trú tại Ðức thì tùy mỗi tiểu bang, cách đòi hỏi khám sức khỏe khác nhau. Sở ngoại kiều tại nơi bạn đang học có thể cố vấn cho bạn về việc này.
Chi tiêu cho học cụ
Bạn tốn tiền mua sắm sách vở và học cụ. Tùy theo ngành học sự chi tiêu cho việc nầy từ 230 đến 300 Euro hoặc có thể cao hơn nữa cho mỗi học kỳ. Trong đa số các ngành học thì việc sử dụng máy điện toán là điều không thể bỏ quên được. Tuy nhiên nếu bạn không có máy điện toán cá nhân bạn có thể sử dụng các máy nầy có đặt sẵn tại hầu hết trong các phân khoa và chuyên ngành hoặc trong trung tâm địện toán của đại học.
(giải thích thêm: trừ phi bạn muốn sở hữu riêng sách vở để tuỳ nghi sử dụng, ghi chép, còn không sách giáo khoa hay sách đọc thêm bạn đều có thể mượn và sử dụng tại các thư viện đại học hay thành phố cho suốt quá trình học)
Phí di chuyển
Trước khi đặt vé đi sang Ðức, bạn nên tham khảo giá cả khuyến mãi hoặc giảm giá cho sinh viên tại nhiều hãng du lịch khác nhau.
Các khả năng nhận được tài trợ
Các đại học không cấp học bổng cho nên nộp đơn để xin tài trợ ở nơi đây chẳng được ích gì. Tuy nhiên cũng có nhiều cơ quan, viện nghiên cứu khác cấp học bổng. Chương trình cấp học bỗng rộng lớn nhất của Ðức là cơ quan DAAD. Tuy nhiên chỉ có các sinh viên đang học ở những học kỳ cao cao hoặc tùy theo quốc gia và ngành học, những sinh viên đã tốt nghiệp tại xứ của họ mới có thể nộp đơn xin học bổng (cao học) của DAAD. Các nơi cấp phát học bổng khác có những điều kiện khác nhau.
DAAD cũng như đa số các cơ quan khác không thể tài trợ học bổng toàn phần để học từ học kỳ đầu tiên cho đến học kỳ cuối cùng.
Học bổng được cấp theo tiêu chuẩn học lực. Tình trạng cá nhân của người xin học bổng chỉ đóng vai trò thứ yếu. Các cơ quan ngoại vụ Ðức, sở ngoại vụ của DAAD hoặc các giáo sư và giảng viên do cơ quan DAAD phái đến các đại học ngoại quốc sẽ cố vấn cho bạn về các loại học bổng. Họ cho bạn biết các điều kiện nộp đơn, thời hạn và nơi bạn có thể nộp đơn xin học bổng.
Bạn hãy tìm trong kho dữ liệu về học bổng của DAAD về các tài trợ có thể có được thích hợp với chiều hướng đại học của bạn chọn.
Sinh viên vụ
Sinh Viên Vụ (SVV) là một bộ phận của hệ thống đại học của Đức, có nhiệm vụ lo lắng và chăm sóc cho quyền lợi của sinh viên, ví dụ như tìm kiếm, phân phát chỗ ở cho sinh viên hoặc là có trách nhiệm cố vấn về xã hội cho sinh viên.
Đối với các sinh viên nước ngoài thì SVV của Đức có đóng gói "dịch vụ" để giúp cho các sinh viên mới bắt đầu học dễ thích nghi với cuộc sống và việc học bên Đức. "Phần chính" của gói dịch vụ gồm có:
- cấp một phòng tại ký túc xá
- đóng phí xã hội và có thể thêm "vé học kỳ" (Semesterticket) (xem phần "Ghi danh nhập học")
- chương trình hướng dẫn và phục vụ văn hóa
"Phần chính" này giá 153 Euro và 327 Euro cho mỗi tháng. Và ngoài ra còn có "phần phụ" thêm như:
- ăn trưa tại căn tin sinh viên (Mensa)
- đóng tiền bảo hiểm bệnh tật, tai nạn và sức khoẻ tại một công ty bảo hiểm tư nhân hay nhà nước. (Hiện giờ, giá tiền bảo hiểm bệnh tật và sức khoẻ tại công ty bảo hiểm nhà nước khoảng 50 Euro một tháng)
- một vài SVV còn cho phép tham gia các lớp dạy ngoại ngữ, hay dạy thể thao
Nghe có vẻ như rất tuyệt vời phải không các bạn, nhưng mà "hồng nào mà chẳng có gai" (dịch theo sát nghĩa "keine Rose ohne Dorne"): "gói dịch vụ" này trên nguyên tắc chỉ cấp cho sáu tháng, không phải SVV nào cũng có và thêm nữa là số lượng "gói dịch vụ" này có giới hạn. Bởi vậy bạn cần phải nhanh chân hơn người khác để được cấp "gói dịch vụ" này trong những ngày đầu sang Đức.
Để có thông tin chi tiết hơn bạn hãy liên lạc với SVV của trường bạn tính học hoặc là tại:
Deutsches Studentenwerk (DSW)
Monbijouplatz 11
10178 Berlin
Tel.: 030/29 77 27 0
Fax: 030/29 77 27 99
E-Mail: [email protected]
Ban biên tập.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...