8 điều cần biết nhất về tổng quát Du học Đức

Làm thế nào để đăng kí nhập học vào một trường của Đức? Quy trình đó diễn ra như thế nào? Hãy cùng đọc hướng dẫn từng bước như sau…

Điều kiện:

Người ta được phép vào học tại trường đại học hay trường cao đẳng tại Đức, nếu bạn có một bằng tốt nghiệp phù hợp đủ điều kiện vào trường đại học. Bao gồm các bằng sau đây:

  • Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học „tú tài“ Hochschulreife Abitur. Bằng này do các trường phổ thông chuyên Gymnasium, trường phổ thông liên thông, trường đại học hoặc trường bổ túc ban đêm cấp.
  • Bằng tú tài cao đẳng chuyên ngành – bằng tú tài cao đẳngchuyên nghành có thể thi tại một trường trung học chuyên ngành, trường chuyên nghề hoặc trung học phổ thông nghề .
  • Bằng tú tài chuyên ngành (gebundene Hochschulreife) – loại bằng này phải do các trường phổ thông chuyên ngành và chuyên nghề cấp.

Ngoài ra tùy thuộc vào từng khóa học cụ thể còn cần thêm những điều kiện nhất định. Nó có thể rất cần thiết chẳng hạn như phải có chứng chỉ ngoại ngữ hay khiến thức thực tế.

Tại sao lại học đại học?

Sau khi tốt nghệp phổ thông chúng ta có nhiều điều kiện để lựa chọn – Trong đó học đại học là một cơ hội rất tốt, học nhiều kiến thức mới và mở rộng chân trời. Kể cả việc học đại học phải cần nhiều năm, thì điều đó cũng đúng theo một quy luật là đầu tư cho tương lai:

  • Một tấm bằng tốt nghiệp đại học chứng tỏ người ta có khả năng suy nghĩ và làm việc khoa học. Từ đó mởi ra nhiều cơ hội mới cho nghề nghiệp.
  • Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng, người ta có khả năng làm việc độc lập. Đó cũng là đánh giá của nhiều nhà tuyển dụng lao động.
  • Những người có bằng tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp.
  • Những người có bằng tốt nghiệp đại học thường có thu nhập cao hơn so với những người học nghề.

Tuy nhiên ta không nên quên rằng, hệ thống đào tạo nghề kép ở Đức là một lựa chọn hấp dẫn để vào đại học. Với việc học nghề người ta cũng có một khởi nghiệp tốt và có điều kiện để thu nhập cao, để biết thêm có thể tham khảo sổ tay đào tạo nghề Broschüre!

Lựa chọn chọn ngành- khóa học

1 1 8 Dieu Can Biet Nhat Ve Tong Quat Du Hoc Duc

TU München - ảnh: imago/Westend61

Để cho việc học có thể đạt kết quả nghiệp tốt, thì điều quan trọng tốt nhất là người ta phải tự biết được sở thích, khả năng và động lực của mình. Sau đó người ta có thể tìm kiếm các chương trình học cụ thể cho phù hợp. Bạn có thể nhận được sự tư vấn từ các tổ chức như: tư vấn sinh viên (Studienberatung), hầu hết các trường đại học và sở lao động có tổ chức này.

Nhiều trường Đại học thường xuyên tổ chức các ngày thông tin, tại đó người ta có thể thông báo hướng dẫn cụ thể về các ngành nghề đào tạo, người ta có thể trao đổi trực tiếp với các sinh viên và kết nối với các cán bộ và nhân viên phụ trách.

Ai có ý định học đại học thì nên dành nhiều thời gian và thực sự quan tâm đến những vấn đề này.

Có những loại trường đại học và cao đẳng nào?

  • Trường Đại Học

    Trường Đại học thường là các trung tâm nghiên cứu khoa học và có phạm vị rộng của nhiều ngành.

    Một số trường đại học chuyên ngành đặc biệt ví dụ như trường đại học tổng hợp kỹ thuật (technische Universitäten).

    Một tính năng đặc biệt của các trường đại học ở Đức: Chỉ có các trường đại học mới được phép cấp các chứng chỉ tiến Sỹ.

  • Trường Cao đẳng chuyên ngành:

    Tại các trường cao đẳng chuyên ngành có định hướng mạnh về thực tiễn và ứng dụng:

    Các ngành Kỹ sư, tự nhiên, kinh tế và khoa học xã hội. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng bạn có thể học tiếp thạc Sỹ sau đó làm nghiên cứu sinh.

  • Trường cao đẳng nghệ thuật- và âm nhạc

    Những trường này tương đương với các trường đại học có các bộ môn đào tạo nghệ thuật sáng tạo và trình diễn

Kinh phí cho các trường đại học phần lớn do nhà nước cấp.

Nộp đơn xin học và được nhập học

Nếu bạn đã chọn cho mình một khóa học, thì bạn phải tự tìm hiểu liệu bạn phải nộp đơn hay đơn giản là chỉ cần có một thông báo đăng ký.

Kể cả khi bạn đã có đủ các điều kiện chung để vào học đại học, thì đối với một số ngành nghề bạn cũng không thể đơn giản „đăng ký“ là xong. Đối với một số ngành đặc biệt bạn phải qua một quá trình tuyển chọn để được vào học.

Trong đó người ta dựa vào các quy định hạn chế tuyển sinh của địa phương và của liên bang.

Hạnh chế tuyển sinh của địa phương

  • Có nghĩa rằng, hạn chế cho một khóa học nhất định tại một trường đại học nhất định
  • Điều quan trọng: Điểm kiểm tra (Numerus Clausus)
    • Nếu số lượng học sinh nộp đơn nhiều hơn chỗ học thì sẽ chọn những học sinh có kết quả tốt trước.
  • Bên cạnh điểm trung bình còn có những điều kiện khác kèm theo:
    • Thời gian chờ
    • Kết quả phỏng vấn
    • Kiến thức thực tế „Praktikum“

Hạn chế tuyển sinh Liên Bang

  • Một số ngành rất được ưa chuộng, cho nên những ngành đó bị hạn chế tuyển sinh trong phạm vi toàn liên bang, bao gồm các ngành sau:
    • Y
    • Dược
    • Thú y
    • Nha Khoa

Học sinh đăng ký những ngành này phải qua trung tâm tuyển sinh cho trường đại học.

Tất nhiên cũng có những ngành học không bị hạn chế số lượng tuyển sinh, đối với những ngành này người ta chỉ cần có bằng tú tài, các chứng chỉ đủ điều kiện học đại học hoặc bằng tốt nghiệp đào tạo một số nghề nhất định và có nhiều năm kinh nghiệm thì có thể nộp đơn xin vào học.

Tất nhiên   chúng ta cũng đừng quyên rằng có thời hạn cho việc nộp đơn, vì vậy chúng ta phải chú ý đến thời hạn này.

Có mấy loại bằng tốt nghiệp?

Cử nhân (Bachelor)

  • Cử nhân mỹ thuật „Bachelor of Arts“; Cử nhân khoa học„Bachelor of Science“; Cử nhân kỹ thuật „Bachelor of Engineering“
  • Đối với bằng Cử nhân (Bachelor) là chứng chỉ chuyên môn đầu tiên
  • Thời gian học thường là 3, tối da 4 năm.

Thạc Sỹ (Master)

  • Thạc sỹ mỹ thuật „Bachelor of Arts“; Thạc Sỹ khoa học„Bachelor of Science“; Thạc Sỹ kỹ thuật „Bachelor of Engineering“
  • Để được tham gia chương trình đào tạo Thạc Sỹ thì người ta phải có bằng cử nhân
  • Thời gian thường là 1 đến 2 năm

Chứng chỉ nhà nước „Staatsexamen“

  • Những ngành học với chứng chỉ này thì thay vì thi tốt nghiệp tại các trường đại học người ta phải thi tại hội đồng thi nhà nước.
  • Chứng chỉ này có trong các ngành như sau: Nhân Y (Humanmedizin), Nha khoa (Zahnmedizin), Thú Y (Tiermedizin), Luật (Jura), Dược Sỹ (Pharmazie), Hóa thực phẩm (Lebensmittelchemie), Giáo viên (Lehrämter)

Công việc hàng ngày trong học tập

Những công việc ở trường trong năm học tại trường đại học đó là các kỳ học: kỳ học mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, kỳ học mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9.

Tuy nhiên không phải trong năm lúc nào cũng có các khóa học thường gọi là giờ giảng :

Theo quy luật thì các giờ giảng sẽ gới hạn trong thời gian từ thàng 10 đến tháng 01tháng 4 đến tháng 6.

Trong thời gian này có các khóa học lên lớp tại các trường đại học.

Thông thường sinh viên chỉ có ít thời gian lên lớp trong tuần – việc đó không có nghĩa rằng số thời gian còn lại không cần phải làm gì:

Họ phải chuẩn bị bài để lên lớp và học lại bài sau khi lên lớp nghe giảng, đọc và tổng hợp tài liệu, làm bài tập, tìm hiếu thông tin trên mạng vvv.

Trong thời gian không có giờ nghe giảng thì sinh viên cũng không được nghỉ mà phải viết bài kiểm tra, tổng hợp, bài tập ở nhà và viết tiểu luận hay hoàn thành thực tập để bổ sung thêm kiến thức.

Làm thế nào để có kinh phí học đại học?

Ở Đức thì các trường Đại học và cao đẳng công lập không phải trả tiền học phí. Tuy nhiên học đại học cũng tốn các khoản tiền: Ví dụ là ai phải đến vùng khác để học thì phải trả tiền nhà, công thêm tiền phương tiện học tập (ví dụ tiền sách) và trả một khoản tiền lệ phí hành chính cho trường đại học cho mỗi kỳ học. 

Các khoản đó lên tới mấy trăm Euro? Làm thế nào để có thể giải quyết được kinh phí?

Một mặt tất nhiên là sinh viên có thể làm thêm bán thời gian – việc dó phụ thuộc vào bạn có bao nhiêu thời gian và bạn dành bao nhiêu thời gian, ví dụ bạn đầu tư bao nhiên thời gian cho học tập. Hơn nữa không phải ở mỗi vùng ở Đức đều có đủ việc làm cho sinh viên.

Đa phần các bạn sinh viên có điều kiện để xin từ qũy hỗ trợ sinh viên „Bafög“: Đây là sự hỗ trợ của nhà nước dành sinh viên. Hàng tháng sinh viên có thể nhận được tối đa 670 Euro.

Một nửa số tiền Bafög mà sinh viên được nhận là tiền hỗ trợ của nhà nước, một nửa còn lại là tiền cho vay không lãi, có nghĩa là sau khi học xong phải trả lại một nửa tổng số tiền Bafög.

Tuy nhiên các bạn nên lưu ý từ đầu sự hỗ trợ (Bafög) chỉ có một thời gian nhất định (Thông thường chỉ được hỗ trợ trong thời gian học bình thường đã quy định) và ngay cả trong trường hợp bạn chuyển ngành học cũng không chắc là bạn tiếp tục nhận được Bafög.

Ngoài ra sau khi đặt đơn bạn còn gặp một thời gian khó khăn chời đợi mấy tháng mới nhận được giấy đồng ý cấp Bafög. Trong thời gian này bạn phải tự lo trang trải kinh phí

Ngoài ra sinh viên có thể nộp đơn xin học bổng. Học bổng là hỗ trợ tài chính mà sau khi học xong bạn không cần phải trả lại. Học bổng sẽ do các quỹ chính trị của bộ đào tạo và nghiên cứu hay các quỹ hỗ trợ khác cấp.

Điều qua trong nhất để được nhận học bổng là phải có điểm tốt, ngoài ra còn phải tích cực tham gia các hoạt chính trị, xã hội.

DUHOCDUC.DE

Nguồn: FaZIT/Aktion Mensch

 

 


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000