Tranh thủ từng giờ để mưu sinh
Năm ngoái, chị bạn tôi về Việt Nam chơi và cả tuần ở đây chị đều thốt lên mỗi ngày rằng, sao nhiều người lãng phí thời gian thế nhỉ, riêng việc dành cho ăn sáng, uống café đã hết gần nửa ngày rồi.
Chị kể, ở bên đó mọi người đều tranh thủ từng giờ để mưu sinh và mỗi tiếng trôi qua đều được quy ra từng euro. Người Việt làm việc tại các nhà hàng hay buôn bán ngoài chợ thì thời gian trung bình từ 12 đến 15 tiếng/1 ngày.
Cứ nghĩ, chắc chị nói quá chứ nếu thời gian làm việc mỗi ngày như vậy thì sức đâu mà trụ được, thế nhưng, khi tôi sang thăm sự thật quả là như vậy.
Chị là công nhân sang đây từ những năm 1980 theo chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Đông Đức rồi xin ở lại.
Hiện vợ chồng thuê một căn hộ chung cư gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ cùng bếp và công trình phụ với giá khoảng 500 euro/tháng, tính ra khoảng 12 triệu VND.
Mỗi ngày làm việc của anh chị bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 7, 8 giờ tối. Hai vợ chồng có một hiệu tạp hóa và một quầy hoa tươi. Làm việc chăm chỉ, mỗi tháng anh chị cũng dành dụm được khoảng 20-30 triệu đồng.
Thế nhưng, đấy chỉ là một khoản thu nhập khiêm tốn so với một số người ở đây. Ví như Tùng, cậu đầu bếp tôi gặp tại một nhà hàng ở là điển hình của sự làm việc quên thời gian. Tùng sinh năm 1976, sang cũng được khoảng 10 năm. Anh bảo, mỗi ngày làm việc bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Bữa trưa tranh thủ bằng hamburger hay susi còn bữa tối thường là một set ăn khá phong phú nhưng thời gian dành cho việc ăn uống chỉ khoảng 25 phút. Hỏi về thu nhập, Tùng bảo, trừ đi các khoản chi phí như ăn uống, thuê nhà mỗi tháng anh tiết kiệm được khoảng 2 ngàn euro.
Trong ảnh là anh T đứng ăn bên máy rửa bát.
Lý giải cho việc phần đông người Việt sang đều làm kinh doanh, Tùng cho biết, ngoài sở thích và sở trường của mỗi người thì đa phần người Việt mình xét về tay nghề và tuổi đời hầu như không phù hợp với những tiêu chuẩn để được vào làm công nhân cho những công sở hay những hãng sản xuất tư nhân. Ở số tuổi để được nhận vào các Công sở hay hãng sản xuất là từ 18 – 35 tuổi.
Còn về ngành nghề kinh doanh, ngoài chợ Đồng Xuân được ví như cơ sở 2 của chợ Đồng Xuân Hà Nội với đủ không thiếu thứ gì từ hàng điện tử, đến rau củ quả, hàng ăn với bánh chưng, bánh giò, bánh nếp…thì chủ yếu người Việt ở đây kinh doanh những mặt hàng như hoa quả, hoa tươi, đồ ăn uống, quần áo may sẵn…
Kinh tế khó khăn nên hoạt động mua bán của các tiểu thương cũng cầm chừng. Thế nhưng, dịp Giáng sinh và Tết này các cửa hàng có vẻ khá đắt khách. Người dân mua hàng hoá và đồ tặng phẩm để làm quà tặng nhau. Nhiều người cũng mua đồ ăn, hoa quả để dành cho dịp nghỉ lễ dài ngày vì những ngày đó các siêu thị cũng như những cửa hàng kinh doanh lẻ đều đóng cửa.
Cách dạy con cũng khác
Đặc biệt học sinh người Việt học rất giỏi, tỷ lệ đỗ vào trường chuyên và đại học cao hàng đầu trong số các cộng đồng người nước ngoài. Theo thống kê sơ bộ, học sinh Việt Nam đỗ vào các trường chuyên đạt 53%, thành tích cao nhất trong cộng đồng người nước ngoài sinh sống.
Thông tin này sẽ khiến nhiều người đặt câu hỏi, chắc người Việt đầu tư rất nhiều vào việc học hành của con em mình ở bên đó. Thế nhưng, thực tế không hẳn vậy.
Anh Ngọc Sơn, nhà ở quận Lichtenber, TP cho biết: “Đa phần các cháu ở đây đều đến trường 5 ngày trong tuần, riêng thứ bảy và chủ nhật chúng xếp lại sách vở và dành tất cả thời gian cho vui chơi, dã ngoại. Bố mẹ chỉ nhắc nhở những ngày đi học, còn cuối tuần để chúng tự do vui chơi. Và cả năm học phụ huynh không biết mặt thầy cô giáo của con, nếu có chuyện gì thì chúng tôi liên lạc qua điện thoại, email…”.
Theo lời anh Sơn, trẻ em ở đây từ lớp mẫu giáo đến Đại học đều không mất một đồng tiền học phí. Tất cả đều được trợ cấp. Ngoài ra, hàng tháng, gia đình có con đi học đều được chuyển vào tài khoản cho mỗi cháu là 200 euro (5 triệu đồng tiền Việt). Bởi vậy mỗi đứa trẻ đều có một tài khoản, chúng có thể tiêu dùng cá nhân, số còn lại để coi như số vốn để sau này lập nghiệp.
Còn khi vào đại học, sinh viên đều có thể vay một khoản tiền từ 400-500 euro/tháng. Số tiền này được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân và chỉ phải trả sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, nếu ra trường thất nghiệp thì số nợ này cũng đồng thời được xóa bỏ.
“Đây có lẽ là động lực mở khuyến khích các cháu nỗ lực vươn lên và đạt thành tích cao trong học tập. Đồng thời cũng giảm áp lực về kinh tế cho các gia đình có con đi học”, anh Sơn chia sẻ.
Có thể nói, cộng đồng người Việt sinh sống tương đối ổn định. Bà con cần cù làm ăn, tuân thủ luật pháp nước bạn và rất tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giao lưu, gặp gỡ do cộng đồng tổ chức cũng như các hoạt động hướng về quê hương. Theo Hội Hữu nghị Việt , hiện có hơn 80 Hội đoàn với các quy mô khác nhau trên toàn nước.
Đây thực sự là chỗ dựa tin cậy của bà con Việt kiều. Các Hội Đoàn luôn tích cực, chủ động tổ chức nhiều hoạt động trong cộng đồng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà con Việt kiều và được Đại sứ quán Việt Nam đánh giá cao.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000