10 kinh nghiệm không thể bỏ qua cho du học sinh tại Đức

10 kinh nghiệm không thể bỏ qua cho du học sinh tại Đức

Khi đi du học nước ngoài nhiều sinh viên vấp phải không ít bỡ ngỡ và khó khăn trong cuộc sống thường nhật nhất là khi đi du học ở các nước phát triển như CHLB Đức. Khó khăn đến từ những điều tưởng như rất nhỏ nhặt trong cuộc sống và khiến cho các du học sinh gặp nhiều vất vả trong việc gỡ bỏ những khó khăn ấy.

1 1 10 Kinh Nghiem Khong The Bo Qua Cho Du Hoc Sinh Tai Duc

Dưới đây là đôi dòng chia sẻ của Simon, một sinh viên của đại học Exeter đang du học tại Tübingen, Đức về một số trải nghiệm của cậu bạn này sau 2 kỳ sống xa nhà dành cho các du học sinh Đức đặc biệt là các sinh viên quốc tế của chương trình học bổng Eramus:

1. Tuân thủ thời gian

Kỉ luật không phải bản chất của người Đức nhưng đó là điều mà họ rất coi trọng. Khi bạn trễ hẹn với một người Đức (đặc biệt là đi học hay chậm trễn một buổi hội thảo) điều đó có nghĩa bạn không tôn trọng họ. Bạn nên trang bị cho mình một chiếc đồng hồ để không bao giờ đến trễ hay ít nhất là đến kịp giờ.

2. Xe đạp

Đừng có hiểu nhầm nhé! Đạp xe đạp là một phương pháp bảo vệ môi trường tuyệt vời đấy. Khi còn ở vương quốc Anh, đó là phương tiện yêu thích của tôi. Xe đạp ở Đức còn được coi như một phương tiện ưu tiên, khi một chiếc xe ô tô gặp người đi đường nó sẽ phải dừng lại nhưng xe đạp thì không.

3. Nói chuyện phiếm

Ở Anh, các chủ đề người ta hay nói chuyện phiếm với nhau có thể là thời tiết hôm nay ra sao hay buổi tối hôm qua ngủ ít như thế nào. Ở Đức, những câu chuyện phiếm không được sử dụng nhiều và thậm chí người ta không nói chuyện phiếm với nhau. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi chuyến đi xe bus của bạn với một người bạn Đức bị rơi vào im lặng hay đoạn nói chuyện của bạn bị ngừng lại khi đang ở bếp ăn công cộng.

4. Bóng đá

Trước khi đi du học Đức việc tìm hiểu về các đội bóng, câu lạc bộ bóng đá tại Đức hay cụ thể hơn là các đội bóng địa phương nơi bạn học tập và sinh sống là khá cần thiết. Người Đức rất yêu thích môn thể thao này và ở đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp người hâm mộ nó và hầu hết những người này đều thân thiện và cởi mở.

5. Các bài giảng

Theo kinh nghiệm của tôi, việc giảng dạy ở Đức rất tốt nhưng có một số khác biệt nhỏ cần chú ý:

Các bài giảng thường kéo dài khoảng 2 tiếng. Nhưng có những tiết học sẽ bắt đầu 10 hoặc 15 phút sau thời gian đã định. Bằng không, hãy đến đúng thời gian đã định sẵn!

Hãy tôn trọng các giảng viên bằng cách gọi họ là Sie(Sir), đó là điều bắt buộc. Không được gọi tên họ.

Lượng kiến thức mà bạn học trong quá trình giảng dạy là rất lớn. Vì vậy, dừng cố nhồi nhét và tính toán bao nhiêu kiến thức là đủ cho một kì thi.

Không nên gõ lên mặt bàn sau khi kết thúc mỗi tiết học

6. Tiếng Anh

Từ người thợ sửa ống nước cho tới nhân viên trạm xăng đều biết một ít tiếng Anh. Đừng ngạc nhiên khi bạn đặt một món hàng bằng tiếng Đức và họ trả lời bạn bằng tiếng Anh.

7. Khói thuốc

Nếu bạn nghiện hút thuốc lá thì đừng nên hút thuốc tại những nơi công cộng. Không có luật cấm hút thuốc tại những nơi công cộng nhưng bạn không nên làm ảnh hưởng nó tới những người xung quanh. Điều đó thật là khủng khiếp!

8. Tiếng địa phương

Nếu bạn nói tiếng Đức trôi chảy rồi thì nên thử học thêm 1 số ngôn ngữ địa phương như Swäbisch, Badisch, Platt-Deutsch, Bayrisch, Kölsch,.. Đừng cố gắng hiểu một người địa phương nói gì mà hãy học chúng, điều này góp phần củng cố vốn tiếng Đức của bạn hiệu quả đấy

9. Tái chế

Người Đức rất coi trọng việc tái chế. Điều này giúp chúng ta học được cách làm quen với môi trường sống nơi đây. Bạn sẽ nhận đươc cái nhìn không mấy thiện cảm khi đặt một miếng nhựa bỏ đi vào ngăn thùng rác dành cho giấy.

10. Những ngày chủ nhật

Khi ở Đức vào ngày chủ nhật, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đường phố vắng tanh như vừa có một vụ nổ hạt nhân quét qua đây vậy. Tất cả các cửa hàng đều đóng cửa, đường xá trống trải. Mọi người vào ngày này thường ở trong nhà và ít đi ra ngoài. Để giải khuây trong những ngày này tốt nhất bạn nên mua sách, DVDs, CDs, trò chơi điện tử hay bất kì trò tiêu khiển nào làm bạn hạnh phúc. Nên dự trữ thức ăn cho những ngày này. Đây là một nét văn hóa của người Đức, họ coi ngày chủ nhật là sự khải huyền cho một tuần mới.

Theo tantoanmy


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC