Mà phía sau những thành tựu này có liên quan nhiều đến phẩm chất đạo đức, thói quen tốt của người dân ở đất nước này.
Dưới đây là 16 thói quen tốt của người Đức khiến người Việt kinh ngạc:
1. Đọc sách
Người Đức thường hay cầm một quyển sách trên tay, trên tàu điện ngầm rất ít ai chơi điện thoại đi động, đa phần đều đọc sách. Ở Đức nếu chú ý sẽ thấy các tiệm sách lớn nhỏ, ở đó luôn có không ít các độc giả. Trong xã hội điện tử ngày nay, sách giấy hầu như vẫn còn rất phổ biến ở Đức. Trong vòng một năm qua, có 91% người Đức đọc ít nhất một quyển sách; 23% đọc từ 9- 8 quyển; 25% đọc hơn 18 quyển.
Người Đức rất ham đọc sách. (Ảnh: Pixabay)
2. Lịch sự và khiêm nhường
Người Đức có tâm thái rất thoáng đãng, rộng rãi. Có người kể rằng, khi ở Đức họ từng gặp một vụ tai nạn trên đường cao tốc, hai làn xe chỉ đi được một làn, vì họ có việc gấp nên chiếc xe bên phải đã chủ động giảm tốc độ để nhường cho họ đi qua. Nếu đi tàu điện ngầm vào giờ cao điểm ở Đức, khi tới điểm đừng, bạn sẽ thấy người đứng ở cửa (nhưng đó chưa phải điểm dừng của họ) sẽ chủ động bước ra trước, sau khi những người cần ra đã ra hết thì họ mới bước lên tàu trở lại.
3. Đúng giờ
Đa số người Đức đều rất biết tuân thủ quy định về thời gian. Họ sẽ đến đúng giờ như đã hẹn, thậm chí là sẽ đến đợi trước.
4. Xem trọng gia đình
Người Đức xem trọng gia đình hơn công việc, sau khi tan sở, họ sẽ về nhà với người thân, rất ít khi họ không về nhà để đi vui chơi, đặc biệt là vào ngày lễ họ sẽ càng dành thời gian cho gia đình.
5. Sổ ghi chép
Hầu như mọi người Đức đúng giờ đều sẽ có một quyển sổ ghi chép, không nhất định phải có liên quan đến công việc, nhưng chắc chắn là có liên quan đến cuộc sống, ví dụ như ghi chép những việc quan trọng hoặc thời gian hẹn.
(Ảnh: hofflawyer.com)
6. Tuân thủ trật tự xã hội
Hầu như mọi người Đức đều sẽ tuân thủ trật tự xã hội, ví dụ như xếp hàng, dù là khi người xếp hàng hay khi kẹt xe, rất ít khi gặp hiện tượng lấn hàng.
7. Tuân thủ luật lệ giao thông
Người Đức vô cùng tuân thủ luật lệ giao thông (đương nhiên cũng có người vượt đèn đỏ, nhưng rất ít), đặc biệt là các tài xế, bởi vì họ quan tâm đến an toàn tính mạng của bản thân và người khác. Khi người Đức lái xe, họ đều sẽ mở đèn chạy ban ngày, khi chuyển làn họ không chỉ nhìn kính chiếu hậu, mà còn quay đầu nhìn điểm mù xem liệu có còn xe hay không (đây là điều buộc phải học khi thi bằng lái).
8. Xem trọng chất lượng cuộc sống
Thật ra Đức không phải là một dân tộc thích hư vinh, họ thà dành tiền để hưởng thụ cuộc sống, dù cho họ có thể sản xuất những chiếc xe hàng đầu thế giới. Ví dụ như họ sẽ dành 200 Euro để mua một cái phích giữ ấm chứ sẽ không mua ví Gucci; họ bỏ ra 500 Euro để mua đồ dùng nhà bếp chứ không mua túi LV; họ sẽ dành hàng ngàn Euro để chăm sóc vườn hoa của mình chứ cũng không mua áo khoác Burberry. Bởi vì họ hiểu rằng những thứ xa xỉ thật sự là chất lượng cuộc sống chứ không phải là một cái túi xách hay một chiếc áo khoác.
(Ảnh: Pixabay)
9. Nghiêm túc, chặt chẽ
Sự nghiêm túc của người Đức bắt nguồn từ việc chú ý đến từng chi tiết, ví dụ như trên mỗi quả trứng gà mua ở siêu thị đều sẽ in nhãn hiệu, bạn có thể biết được môi trường sống của gà mẹ thông qua những nhãn hiệu này.
10. Tinh thần hiệp ước
Chúng ta thấy có rất nhiều người Đức vô cùng cứng nhắc, không linh hoạt, chẳng qua đây là vì “tinh thần hiệp ước” đã hình thành từ khi còn nhỏ. Họ không dễ hứa hẹn, nhưng những gì đã hứa thì nhất định sẽ làm được.
11. Không khuất phục
Vì sao xe của Đức lại đắt hơn xe bình thường khác? Vì sao nồi của Đức đắt gấp hàng chục hoặc hàng trăm lần nồi bình thường? Vì sao máy giặt Miele có giá hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn đô? Thật ra từ hàng trăm năm trước, các sản phẩm của Đức đã bị người Anh cười nhạo, nhưng chính vì sự tập trung và kiên trì bền bỉ của người Đức nên mới có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao như vậy.
12. Chú trọng bảo vệ môi trường
Ở Đức rất ít ai vứt rác bừa bãi, vì họ biết tầm quan trọng của môi trường, dù ở nước ngoài, đa phần họ cũng sẽ làm như vậy. Có người Đức từng đi leo núi ở Trung Quốc, do không tìm thấy thùng rác nên anh ấy cầm que kem suốt quãng đường đến khi tìm thấy thùng rác rồi mới vứt.
Nước Đức rất sạch sẽ, không khí trong lành. (Ảnh: Unsplash)
13. Đạo đức công cộng
Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy đa phần các nơi công cộng ở Đức (ngoài những lúc thi đấu bóng đá) đều rất yên tĩnh, hầu như mọi người đều nói năng nhỏ nhẹ, ít có ai lớn tiếng hô hoán (ngoài những người say rượu và người hâm mộ bóng đá).
14. Sự đồng cảm
Đa số người Đức sẽ chủ động giúp đỡ người yếu thế, người già hoặc người khuyết tật. Ở Đức khi có người già bị ngã, nhưng sẽ có không chỉ một người chạy đến giúp đỡ. Khi gặp người khuyết tật, cũng có có người chủ động bước tới hỗ trợ.
15. Yêu nước
Người Đức rất ít khi nói yêu nước, thậm chí họ còn hay chỉ ra những điều bất hợp lý của nước mình, nhưng từ việc họ kiên trì sử dụng những sản phẩm của nước mình là đủ để thấy được tinh thần yêu nước của họ, đương nhiên cũng là do họ có lòng tin đối với sản phẩm của quốc gia mình. Khi có những trận đấu bóng đá quốc tế, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được lòng yêu nước mạnh mẽ của họ.
Embed from Getty Images
16. Tôn trọng sinh mạng
Khi gặp những chiếc xe đặc thù (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát…), những chiếc xe dân dụng sẽ chủ động tránh để những chiếc xe này đi qua.
Ngọc Trúc
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...