Cho dù đứa trẻ có cởi mở nhưng nếu chưa được sự cho phép của bố mẹ chúng thì bạn không được vuốt ve, ôm ấp, cưng nựng hay cho chúng đồ ăn.
1. Cấm làm chui
Khác với một số nước ở Trung đông và châu Phi thì việc đi làm chui không có giấy phép lao động là vi phạm luật thuế và luật bảo hiểm xã hội ở Đức. Đối với những trường hợp đi làm chui, Luật pháp Đức quy định việc phạt tiền, thậm chí là phạt tù. Do đó, dù muốn đi làm để kiếm thêm thu nhập thì cũng phải làm việc hợp pháp nhé!
2. Trốn thuế
Việc trốn Thuế tại Đức bị coi như là “ăn cướp của công”. Việc đóng thuế được coi là nghĩa vụ công dân, cũng như quyền bầu cử là là quyền của họ. Kể cả với người nước ngoài mà lao động tại Đức thì cũng phải trả thuế.
3. Bạo lực với trẻ nhỏ
Sử dụng bạo lực đối với trẻ em ở Đức là bị phạt. Việc phạt đòn roi là hình thức dạy dỗ không được chấp nhận, kể cả ở nhà hay ở trường học. Điều này được công nhận trong Luật pháp Đức: ”Trẻ em có quyền nhận sự dạy dỗ không bạo lực. Các hình thức phạt đòn roi, tổn thương tâm lý và các biện pháp sỉ nhục là không được phép”.
4. Gây ồn ào
Tại Đức, việc gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác là không được phép. Phải giữ trật tự và tôn trọng sự yên tĩnh về đêm (thời gian từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau). Do đó, nếu có khách quý lâu ngày không gặp hay tiệc tùng, sinh nhật thì cần phải gửi thư đến hàng xóm nói rõ và xin phép để tránh trường hợp cảnh sát hỏi thăm.
5. Trả giá (mặc cả) ở siêu thị
Việc mặc cả giá ở chợ hẳn là khiến nhiều người cảm thấy vui và chắc chắn việc bán phá giá này thuộc về những cửa tiệm tốt bụng. Tuy nhiên điều này lại bị cho là điều cấm kỵ và không được diễn ra ở những siêu thị hay phần đông những cửa hàng. Nếu muốn mua đồ rẻ, bạn có thể chăm chỉ tìm kiếm và săn đồ giá rẻ ở trên mạng hoặc tìm đến khu chợ đồ cũ Flomarkt. Còn những nơi đã ghi giá thì chỉ có cách tuân thủ.
6. Không cho động vật ăn bừa bãi
Không phải tất cả đều là động vật hoang dã, và việc nuôi chúng được quy định bởi luật bảo vệ động vật. Do đó, dù có muốn tỏ ra thân thiện với hàng xóm thì cũng không nên cho vật nuôi của họ ăn mà không hỏi trước. Nếu con mèo chẳng hạn như bị lôi cuốn bởi bạn mà không thường xuyên hoặc không về nhà thì điều này có thể bị xem là một sự xâm phạm quyền sở hữu cá nhân và có thể bị kiện dân sự.
Một số công viên, vườn thú họ có ghi sẵn là các con vật ở đó được vuốt ve, động chạm, hay cho ăn. Tập nhìn các biển chỉ dẫn khi đi vào nơi công cộng, nếu không hiểu biển chỉ dẫn nói gì thì không nên làm bừa.
7. “Cao su” giờ
Tuân thủ lịch hẹn và luôn đúng giờ là rất quan trọng ở Đức. Nó thể hiện sự coi trọng buổi hẹn và tôn trọng đối phương. Do đó, bạn nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút so với lịch hẹn. Còn nếu như bắt buộc phải đến muộn trong trường hợp bất khả kháng thì cũng phải gọi điện báo lại và xin lỗi về điều đó.
8. Chụp ảnh, gần gũi với trẻ lạ
Cho dù đứa trẻ có cởi mở nhưng nếu chưa được sự cho phép của bố mẹ chúng thì bạn không được vuốt ve, ôm ấp, cưng nựng hay cho chúng đồ ăn.
Một điều cấm kỵ khác chính là không được phép chụp ảnh trẻ nhỏ khi chưa được phép bởi đó có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền riêng tư.
9. Tự rửa xe bừa bãi
Tất nhiên là việc tự rửa xe sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc đi ra các cửa hàng. Tuy nhiên điều đó là không được phép nếu cứ tự nhiên rửa xe ở ngoài đường. Bởi người Đức rất coi trọng việc bảo vệ môi trường, trong khi đó, nước thải ra từ việc rửa xe có chứa các chất và hợp chất hóa học khác nhau sẽ gây tổn hại đến nguồn nước ngầm.
Theo hoctiengducico.edu
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...