Nếu có dịp tới thăm hay làm việc tại một văn phòng ở vùng Bắc nước Đức bạn sẽ thấy mọi người ở đây có cách thức làm việc khá khác biệt. Điểm nhấn nổi bật nhất xuất hiện từ cách thức mà họ chào hỏi nhau, thay vì “chào” hay “hello” hoặc “hi” thì họ sử dụng “mahlzeit” một từ được định nghĩa na ná là “đi ăn thôi!” và họ nói nó một cách rất hạnh phúc, như thể đang hát vậy.
Tại Đức, từ mahlzeit được tạo nên từ 2 từ “bữa ăn” và “giờ” nhưng nó lại trở thành câu chào cửa miệng của giới văn phòng. Phần nào đó nó cũng phản ánh nên cách thức cùng nguyên tắc làm việc của người Đức.
Với tỷ lệ người thất nghiệp chỉ 4,1%, người Đức được biết tới là một trong những quốc gia làm việc hiệu quả, chăm chỉ và nguyên tắc nhất toàn cầu, nghĩ tới Đức và liên tưởng đến những người chỉ biết làm việc, cũng chẳng phải sai trái gì.
Mặc dù vậy, khi tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa làm việc của người Đức, họ thực tế không cắm đầu làm như những cỗ máy quên ăn quên ngủ, họ không làm việc đến kiệt quệ như một số câu chuyện về người Nhật Bản mà chúng ta từng nghe. Thậm chí, người Đức nghỉ nhiều hơn bất kì dân lao động nào tại châu Âu và rất tôn trọng những ngày nghỉ của mình.
Làm ra làm, chơi ra chơi
Từ cách chào hỏi, người Đức đã thể hiện phong thái làm việc thoải mái, tạo ra bầu không khí dễ chịu khi tới văn phòng. Họ không tạo áp lực cho chính mình hay đồng nghiệp. Và rồi còn có cả “Brückentage” để chào mừng ngày nghỉ lễ ngân hàng. Hay “Erst die Arbeit, dann das Vergnügen!” với ý nghĩa làm xong rồi thì chơi thoải mái.
Đối với những người lao động tại Đức, họ được phép đề xuất ngày nghỉ cho chính mình. Khi bị ốm, bạn sẽ viết một bản “Arbeitsunfähigkeitsbescheinigung”, bản thảo để mô tả sự “ốm” của bản thân. Mặc nhiên, khi nhận được bản thảo với tên gọi dài ngoằng trên, sếp sẽ chẳng thắc mắc một câu nào và bạn sẽ có được ngày nghỉ mình mong muốn.
Nhà nghiên cứu Ulrich Juergens thuộc Trung tâm khoa học xã hội Berlin cho rằng nếu bạn cảm thấy mình ốm, mệt mỏi và bạn nên ở nhà thì đó là quyền của bạn và chẳng ai được phép đánh giá hay đặt vấn đề với bạn cả. Khi bạn bị ốm, bạn đang ốm, thế thôi.
Điều này đi ngược lại văn hóa làm việc của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở nhiều nơi thậm chí cả Việt Nam, nhiều khi công việc quá nhiều, quá quan trọng, dù có ốm đến mấy vẫn phải cố lên văn phòng để hoàn thành mọi thứ.
Bữa trưa là thứ cực kì quan trọng
Quay lại với khái niệm Mahlzeit, có thể tạm hiểu nó là lời mời nghỉ đi ăn, ăn trưa hay gì đó. Nó là câu chào hỏi phổ biến của dân văn phòng Đức tuy nhiên để định nghĩa cụ thể thì rất khó do nó có quá nhiều ngữ cảnh. Nhiều khi mahlzeit có thể được sử dụng với nghĩa hài hước, nghiêm túc hay thậm chí nó được nói ra khi ai đó ăn quá nhiều, no tới phát ợ!
Khó dùng là thế, nhưng những ai đã từng làm việc với người Đức sẽ hiểu vì sao mahlzeit có vai trò quan trọng trong văn hóa làm việc của người Đức đến thế.
Một quản lý tại hãng xe Volkswagen cho hay: “Bữa ăn trưa rất quan trọng với người Đức cũng như giới văn phòng Đức. Nếu là lãnh đạo và bố trí một cuộc họp từ 12 giờ trưa tới 1 giờ, cam đoan rằng tất cả mọi người sẽ ghét bạn. Lý do vì bạn đang bóc lột khoảng thời gian nghỉ ngơi của họ, kể cả khi công ty có trả tiền cho khoảng thời gian nghỉ đó. Người Đức rất quan tâm tới quãng thời gian không ngồi bàn làm việc của mình”.
Khái niệm mahlzeit rất quan trọng với nhân viên, nó là cách để họ nhắc nhở nhau về giá trị của khoảng thời gian nghỉ, nó giúp họ chống lại những cấp trên thống trị theo văn hóa “tagesordnung” hay nhưng người thích làm mọi thứ đúng tới từng phút.
Làm xong rồi thì chơi thôi!
Ở Đức có một câu tạm biệt được sử dụng khá bổ biến bởi dân văn phòng đó là “schönen feierabend!” hiểu nôm na nó được tạo nên từ 2 từ “tiệc tùng” và “buổi tối”. Giống với mahlzeit, schönen feierabend! như lời nhắc về khoảng thời gian nghỉ, tách biệt hoàn toàn với công việc.
Người dân ở nhiều nước trên thế giới hay liên tưởng Đức với ngành công nghiệp cũng như sự chăm chỉ của người Đức. Thế nhưng, nó không phản ánh được hoàn toàn câu chuyện, người Đức tách biệt rất rõ ràng giữa làm việc và giải trí, chính vì vậy họ làm hết mình và chơi cũng hết sức.
Tất nhiên, trong thời kì mới, ngày một nhiều người Đức làm thêm giờ, bỏ bữa cũng như ở lại văn phòng muộn. Thế nhưng, sự tách biệt giữa công việc với cuộc sống ngoài công sở vẫn luôn tồn tại, nó như một ranh rới rõ ràng mà bất kì người Đức nào cũng tôn trọng.
Theo Doanh nhân Sài gòn
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...