Tiếng Đức là một ngôn ngữ rất đáng s ợ. Chẳng ngẫu nhiên mà nhà văn Mark Twain nói “Chỉ người ch ết mới có đủ thời gian để học tiếng Đức” vì những quy tắc loằng ngoằng, cấu trúc ngữ pháp phức tạp, hay rất nhiều cách gọi cho một mạo từ “the” đơn giản trong tiếng Anh.
Sao có nhiều “the” quá vậy? Vì người Đức bọn tao gh ét cả thế giới này, đừng hỏi ngu nữa.
Các cấp độ “hardcore” trong thứ ngôn ngữ “k inh kh ủng” này vẫn chưa dừng lại ở đó. Với tư duy ngoài hành tinh có một không hai của mình, người dân xứ sở Bia và Nghiêm túc còn tự tạo một kho tàng từ vựng rất chất chơi mà bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy ở bất kì ngôn ngữ nào khác trên thế giới.
Giả dụ, nếu như có một cuộc trò chuyện của những người Đức đầu tiên khi họ phát minh ra từ mới, ắt nó sẽ như thế này.
A: Ê, bồ tèo, mày đang xỏ cái gì vào tay thế?
B: Tao không biết, chỉ là thấy nó làm tay tao ấm k inh kh ủng.
A: Hay thế, giống mấy đôi giày vậy, chỉ khác nó là cho tay thôi.
B: Vậy gọi nó là “Giày tay” (Handschuhe) đi.
A: Nghe Ajingon đấy bồ.
Hẳn nghe đến đây, nhiều người đã tính đến chuyện chùn chân trước khi có ý định học thứ tiếng này. Nhưng đừng để mấy điều nhỏ nhặt đấy khiến bạn nản chí.
Dù người Đức có hơi “kì dị” đôi chút, tuy nhiên các từ vựng của họ đều được xây dựng xung quanh một vài thứ trong cuộc sống quanh ta. Một trong những nguồn cảm hứng bất tận đó, không thể không nhắc đến Con Lợn.
Với người dân nước này, Con Lợn còn hơn cả một con vật thông thường. Nó là nguyên liệu cho hầu hết các món ngon của nước Đức (xúc xích, gan,…), sứ giả cho giấc mơ những ngày đói kém (xúc xích thịt treo lủng lẳng trong kho vào mùa đông) và hơn thế nữa.
Người Đức yêu, sùng bái và tôn thờ Con Lợn đến mức, đặt nó lên đầu bảng các loài vật trong thế giới tự nhiên, buộc các con vật khác phải đặt theo tên của nó.
Theo sơ đồ này, ta có thể thấy rằng, có rất nhiều con vật, dù có họ xa lắc lơ với Con Lợn vẫn được mang tên của Lợn bên mình. Chẳng hạn, Nhím là Lợn Có Gai hay Bò Biển là Lợn Nước.
Trông tao giống Con Lợn lắm hả, đám người Đức kia!!!
Nhưng sự hâm mộ của toàn thể dân tộc Đức với con vật béo tròn, dễ thương này không chỉ dừng lại ở mức lấy tên nó để áp đặt lên các con khác. Con Hợi, linh vật năm 2019 còn là nguồn cảm hứng cho hầu hết các tục ngữ trong tiếng Đức. Lợn được dùng với tất cả mọi nghĩa, từ tốt đẹp đến xấu xa, từ chỉ sinh vật đến chỉ hành động.
Với một số trường hợp, người Đức cũng “gọi hồn” con Lợn để bộc lộ cảm xúc của mình. Chỉ đến lúc này, nhiều người mới gật gù, “Chỉ có người Đức mới có khả năng biến chữ Lợn thành một hình tượng đẹp đẽ đến nhường vậy.”
Con Lợn trong tiếng Đức xuất hiện với muôn vàn sắc thái, có đầy đủ cả hỉ nộ ái ố, nói về đủ thành phần người trong xã hội. Đôi khi, nó được dùng nói về người x ấu, hành động x ấu, như trong vài bức tranh dưới đây.
Nhưng công bằng mà nói, người Đức vẫn rất yêu quý Con Lợn, con vật đại diện cho sự no đủ, sung túc. Thật không có gì làm họ hạnh phúc hơn khi được nuôi lợn, xem “phim con heo” và ăn các món ăn làm từ lợn. Để kết thúc bài viết này, Lost Bird và những người Đức yêu lợn muốn chúc các bạn đọc một năm Con Lợn hạnh phúc, vui vẻ và tràn đầy thịt lợn để ăn.
Nguồn: lostbird.vn
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...