Để vận hành hệ thống đường cao tốc phức tạp, hạn chế tai nạn, Autobahn áp dụng công nghệ hiện đại trong chế tạo mặt đường, đặt ra những điều luật khắt khe về tốc độ, đảm bảo ý thức người tham gia giao thông.
Vận hành, bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng đường cao tốc được thực hiện liên tục. Nhân viên bảo dưỡng sử dụng xe chuyên dụng đi kiểm tra hàng ngày, nhanh chóng phát hiện, khắc phục các vấn đề phát sinh. Biển báo và mặt đường luôn sạch, giúp tài xế dễ quan sát.
Các phương tiện tham gia giao thông được giám sát bởi hệ thống hàng nghìn radar, camera đặt trên Autobahn. Nhờ dữ liệu thu thập được, tài xế có thể nhận thông tin về lượng mưa, nhiệt độ, điều kiện mặt đường hay cảnh báo tắc đường, tai nạn giao thông.
Ảnh: Fodors Travel Guide.
Trên tuyến đường, hệ thống quán ăn, trạm tiếp nhiên liệu… hoạt động liên tục mỗi ngày. Mỗi 2 km, tài xế sẽ gặp một trạm điện thoại khẩn cấp.
Ngoài ra, hệ thống lan can, rào chắn phân chia đường cao tốc giúp ngăn chặn các vụ va chạm trực diện.
Xe luôn chạy ở làn bên phải. Tài xế chỉ được phép vượt xe khác ở làn trái và quay về bên phải ngay. Cố tình chỉ đi ở làn bên trái để nhanh hơn và không cho phép xe sau vượt, tài xế đã vi phạm luật giao thông.
Một số khu vực giới hạn tốc độ
Không có giới hạn tốc độ chung áp dụng cho tất cả các đoạn đường của Autobahn. Tuy nhiên, ở một số khu vực như đô thị, đường có khúc cua gấp và nguy hiểm, người lái xe bị cấm đi nhanh hơn 130 km/giờ.
Ngoài ra, tốc độ giới hạn cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mặt đường và nhiều yếu tố khác. Autobahn đặt ra mức tối thiểu về tốc độ là 60 km/h. Trên các đoạn đường không có biển giới hạn tốc độ, tốc độ di chuyển trung bình là 130-160 km/h.
Khi các phương tiện di chuyển nhanh hơn 160 km/giờ, nhiều người cho rằng tai nạn là điều không tránh khỏi trên Autobahn.
Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy hệ thống đường cao tốc này thật sự an toàn, tỷ lệ tai nạn thấp hơn nhiều so với đường liên bang ở Mỹ. Khoảng 30% lưu lượng giao thông ở Đức là đi qua Autobahn nhưng chỉ có 10% tổng số vụ tai nạn ở Đức xảy ra trên cao tốc này.
Luật cấp giấy phép lái xe nghiêm ngặt
Ngoài thiết kế tối ưu, chế độ bảo dưỡng tỉ mỉ, một yếu tố khác góp phần giúp giảm tỷ lệ tai nạn trên Autobahn là luật dành cho lái xe rất nghiêm ngặt.
Ở Đức, người dân 18 tuổi trở lên mới có thể đăng ký bằng lái xe. Trong khi đó, tại Mỹ, bằng lái xe được cấp khi công dân bước sang tuổi 16.
Chi phí để có được bằng lái ở Đức khá đắt, lên đến 2.500 USD. Trước khi chuẩn bị cho một khóa học lái xe, người tham gia sát hạch còn học thêm lớp sơ cứu và đi kiểm tra thị lực. Khóa đào tạo lái xe rèn luyện cho các tay lái kỹ năng xử lý trong mọi điều kiện như trời mưa, ban đêm, giờ cao điểm…
Ngoài ra, cảnhsát có thể yêu cầu dừng xe hoặc gửi giấy phạt nếu camera ghi nhận tài xế vi phạm quy tắc trên cao tốc.
Bạn phải luôn cài dây an toàn, kể cả khi ngồi phía sau xe; không được sử dụng điện thoại, ăn uống khi đang lái xe (trừ trường hợp sử dụng thiết bị rảnh tay nói chuyện điện thoại)…
Theo Zing
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...