Cuối tháng 10/2017, nhóm học sinh gồm: Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Viết Ngọc Duẩn, Nguyễn Thành Phong của Viện IBA đã lên đường sang Đức theo chương trình du học phổ thông.
Ở Đức, nhóm bạn Minh, Duẩn, Phong được Viện IBA cử người giám hộ, chăm sóc cẩn thận, cả trong sinh hoạt thường ngày và việc học tập. Viện IBA phối hợp với các nhà trường, tạo cho các em môi trường khá tương đồng với cuộc sống khi còn ở với gia đình.
Nhóm học sinh trong giờ học tiếng
Thời gian biểu cho các bữa ăn cũng được quy định các khung giờ như ở Việt Nam: Ăn sáng lúc 7h, ăn trưa lúc 12h và ăn tối lúc 18h.
Trong một năm đầu khi đến Đức, nhóm bạn nhỏ phải học tiếng. Thời gian này, nhóm bạn nhỏ được Viện IBA bố trí ở trong KTX của hệ thống trường ASG ở Annaberg.
Giảng đường của trường và ký túc xá đều tập trung trong cùng một khuôn viên của trường nên Minh, Duẩn và Phong không mất thời gian di chuyển nhiều.
Mỗi ngày, các bạn học sinh nhỏ tuổi bắt đầu việc học trên lớp từ 8h- 12h. Sau khoảng thời gian ngắn ăn trưa ngay tại căng-tin nhà trường, các bạn học sinh sẽ tiếp tục việc học trên lớp đến 14h30. Sau 14h30, các bạn học sinh sẽ được thầy cô giáo Đức trả lại điện thoại cá nhân và cho phép sử dụng đến 16h.
Bạn Minh trao đổi bài với giáo viên
“Vì các em học sinh phổ thông còn ở tuổi vị thành niên nên cần giám sát, uốn nắn, rèn luyện các em. Nhà trường ở Đức chỉ cho phép các em sử dụng điện thoại trong 1.5h/ngày thôi. Nếu chấp hành tốt quy định này và không bị phạt vì bất cứ điều gì trong cả tuần lễ, ngày nghỉ cuối tuần, các bạn học sinh sẽ được sử dụng điện thoại như một phần thưởng.” – chị Minh, người giám hộ của nhóm học sinh IBA tại Đức cho biết
Chị Minh kể thêm, nhóm học sinh nhỏ của IBA chấp hành tốt mọi kỷ luật của nhà trường. “Nhưng xem ra các anh chàng này thèm được dùng điện thoại lắm. Mỗi khi đến thời gian được sử dụng điện thoại, tâm trạng phấn khích như địa chủ vớ được vàng ý.” – chị Minh hóm hỉnh ví von.
Từ sau 16h – 21h, nhóm học sinh IBA sẽ học phụ đạo trên lớp. Trong khoảng thời gian này, lúc 18h, các bạn sẽ được nghỉ ít phút để ăn tối tại căng- tin.
Một bữa trưa với đầy đủ dưỡng chất ở căng tin trường
Phần lớn thời gian mỗi ngày của các học sinh được dành cho việc học tập. Ở thời điểm hiện tại, các bạn học sinh này học chủ yếu là tiếng Đức, tiếng Anh. Trong một tuần, sẽ có vài tiết học nhạc, học hát.
Khoảng 15h ngày thứ 6 hàng tuần, nhóm Minh, Duẩn và Phong sẽ được thầy giáo người Đức chở đi siêu thị hoặc một điểm vui chơi nào đó. Khoảng 16h, thầy giáo sẽ chở các bạn trở lại trường, đến khu vực dành cho các môn thể dục thể thao. Nhà trường có một khu vực dành cho các hoạt động này. Mỗi học sinh sẽ tự lựa chọn một bộ môn thể thao yêu thích như: cầu lông, bóng đá, bóng bàn, bóng truyền, điền kinh… để theo đuổi trong quá trình học tập.
Các bạn chơi thể thao để tăng cường sức khỏe
Từ sau ngày 28/1, sau khi kết thúc học tiếng Đức ở trình độ A2, học sinh sẽ phải học thêm các môn học khác như hệ phổ thông ở Đức (các môn gồm: xã hội, văn, sử, địa, toán, lý, hóa, tin học…). Nhưng chương trình học của các học sinh ở giai đoạn này sẽ vẫn chú trọng học tiếng Đức chuyên sâu, để sang năm các bạn này sẽ vào học ở trường PTTH chuyên Gymnasium.
Theo iba.edu
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...