Ở Đức, bố mẹ sẽ bị cô giáo “nhắc nhở” nếu dạy con biết chữ trước khi vào lớp 1

Ở Đức, bố mẹ sẽ bị cô giáo “nhắc nhở” nếu dạy con biết chữ trước khi vào lớp 1

Không giáo dục sớm cho trẻ trước khi vào lớp 1, cũng không học thêm nhưng Đức vẫn là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới và đạt được rất nhiều giải Nô-ben.

Mỗi năm cứ vào khoảng thời gian chuẩn bị cho con vào lớp 1 cũng là khoảng thời gian hầu hết mọi phụ huynh Việt Nam sục sôi đua nhau cho con đi học nào là học chữ cái, học viết chữ đẹp, nào là học toán. Các bậc cha mẹ Việt dường như đang bị cuốn theo làn sóng “học thêm trước tuổi” này để con mình có thể học giỏi khi bước vào “đại học chữ to”. Thế nhưng, mọi chuyện lại hoàn toàn khác ở Đức, một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới.

1 1 O Duc Bo Me Se Bi Co Giao Nhac Nho Neu Day Con Biet Chu Truoc Khi Vao Lop 1 Trong khi trẻ em Việt Nam phải học đủ thứ để chuẩn bị vào lớp 1 thì trẻ em ở Đức được vui chơi thỏa thích.

Nói không với giáo dục sớm

Theo quy định của Chính phủ, giáo dục mầm non là tùy chọn cho tất cả trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, không thuộc trong hệ thống giáo dục Đức. Nếu trẻ có đi học mầm non thì các trường mẫu giáo hay những “kitas” ở Đức cũng không quá chú trọng đến việc học hành. Thực tế, cả giáo viên và phụ huynh đều không khuyến khích con em mình biết đọc quá sớm. Họ cho rằng bọn trẻ có thể cùng nhau học chữ khi bắt đầu vào lớp 1. Vì thế, trẻ em ở trường mẫu giáo Đức chưa được dạy cách đọc và viết cho đến khi 6 tuổi.

Quãng thời gian đi học mẫu giáo ở Đức là để vui chơi và học về xã hội và các kĩ năng quan trọng. Trong khi các trẻ em đi học mẫu giáo ở các nước khác thường bập bẹ học bảng chữ cái hay những con số, thì các bạn đồng trang lứa ở bên Đức, độ 3 đến 6 tuổi, lại được học cách tiếp cận thế giới bên ngoài và học cách tự mặc quần áo, chuẩn bị thức ăn và tự giác đi ngủ mà không cần bố mẹ ở bên.

1 2 O Duc Bo Me Se Bi Co Giao Nhac Nho Neu Day Con Biet Chu Truoc Khi Vao Lop 1

Các trường mầm non ở Đức cho trẻ vui chơi và học những kỹ năng cần thiết thay vì học chữ cái hay chữ số.

Hầu hết người Đức đều tỏ ra phản đối giáo dục sớm. Một phụ huynh Việt kiều ở Đức đã kể lại câu chuyện mình cảm thấy bất ngờ như thế nào khi thấy phản ứng của giáo viên ở Đức trước việc giáo dục sớm vào ngày khai giảng vào lớp 1 của con. Anh kể rằng khi cô giáo giơ những tấm thẻ có chữ cái và số lên rồi hỏi các em có ai biết không, rất nhiều em đã giơ tay trả lời. Sau buổi khai giảng, cô đã có buổi trò chuyện với các bậc phụ huynh và câu nói của cô đã khiến anh nhận ra sự khác biệt rất lớn giữa cách giáo dục của người Đức và người Việt: “Tôi muốn các cháu như một tờ giấy trắng, chưa bị dạy trước một vết mực nào! Dạy chữ và số cho chúng là việc của các thầy cô giáo, những người đã ăn lương từ tiền đóng thuế của quý vị!”.

Giáo dục lớp 1 cũng rất nhẹ nhàng

Trẻ em ở Đức bước vào lớp 1 năm 6 tuổi, cũng giống như ở Việt Nam. Nhưng điểm khác biệt là chương trình học chỉ kéo dài 4 năm, còn tại một số bang như Berlin hay Brandenburg, chương trình tiểu học kéo dài 6 năm.

1 3 O Duc Bo Me Se Bi Co Giao Nhac Nho Neu Day Con Biet Chu Truoc Khi Vao Lop 1 Trẻ em Đức bước vào lớp 1 năm 6 tuổi và chương trình học cũng rất nhẹ nhàng.

Ở Đức, khi học lớp 1, trẻ em cũng không bị ép học hành quá nặng, học như chơi và chơi như học. Thông thường các trường ở đây luôn dành nửa ngày để dạy học với 2 lần nghỉ ra chơi ngoài trời. Ở lớp, trẻ được bắt đầu học chữ, học con số, được tô màu… và đặc biệt không bị ép phải cầm bút tay phải, viết chữ đứng hay xiên. Ngoài ra, trẻ còn được học và thực hành cách ứng xử với bố mẹ, thầy cô, với người lớn, bạn bè, được rèn luyện lòng tự tin và tác phong dạn dĩ, tập dượt phát biểu, thảo luận, phản biện trước đám đông.

Chương trình học nhẹ nhàng như thế nhưng không có nghĩa là họ có một nền giáo dục nghèo nàn. Theo đánh giá năm 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, trẻ em 15 tuổi của Đức có khả năng đọc, làm toán và các kiến thức khoa học trên mức trung bình quốc tế, và được xếp cao hơn nước Mỹ, mặc dù áp lực học tập ở quốc gia này cao hơn.

Không có điểm số vào năm lớp 1 và lớp 2

Vào 2 năm đầu tiên của bậc tiểu học, kết quả học tập của trẻ sẽ không được đánh giá bằng điểm, mà thay vào đó là những mức xếp hạng như Rất tốt (+), Tốt (0+), Khá (0-) và Chưa tốt (-). Tuy nhiên, sự đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau và phụ thuộc vào từng môn học cụ thể.

1 4 O Duc Bo Me Se Bi Co Giao Nhac Nho Neu Day Con Biet Chu Truoc Khi Vao Lop 1 Học sinh Đức sẽ nhận được những mức xếp hạng thay vì điểm số trong 2 năm đầu của tiểu học.

Bắt đầu từ năm lớp 3 thì học sinh mới có điểm số và điểm số của 2 năm lớp 3 và lớp 4 sẽ quyết định con đường tiếp theo của học sinh. Và điều đặc biệt là ở Đức, sẽ không ai biết điểm số của học sinh trừ cô giáo và phụ huynh của học sinh đó.

Dù con có phải học lưu ban cũng không sao

Ở Việt Nam việc con phải học lưu ban thường được xem như một chuyện đáng xấu hổ và phụ huynh thường tìm mọi cách để con được lên lớp. Thế nhưng ở Đức, việc học lại không phải chuyện gì quá to tát hay đáng xấu hổ mà đối với phụ huynh Đức, học lại chỉ đơn giản là học cho hiểu hơn mà thôi. Phụ huynh các em lớp 1 nếu thấy con em mình học còn kém hoặc không theo kịp các bạn cùng lớp, sẽ có thể đề nghị cô giáo xin cho học lại 1 năm. Nhưng từ lớp 2 trở đi ,việc lưu ban không còn phụ thuộc vào phụ huynh nữa, mà do cô giáo chủ nhiệm quyết định.

Nguồn: Tổng hợp


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC