Kỷ tử là loại hạt thuôn nhỏ, màu đỏ tươi, mặt ngoài có nhiều rãnh nhăn, vừa là thực phẩm mà cũng vừa là một vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều ở châu Á. Ở Việt Nam, kỷ tử được trồng nhiều ở miền bắc, giá bán khoảng 30.000 – 40.000 VNĐ/lạng.
Gần đây, ở Đức bắt đầu rộ cơn sốt hạt kỷ tử. Tại nơi mà nhu cầu gia tăng sức khỏe của người dân ngày càng cao này, hạt kỷ tử được xưng tụng là “vua của các loài trái cây”. Lượng tiêu thụ hạt kỷ tử ở Đức liên tục tăng cao. Tính đến nay, mỗi năm nước Đức tiêu tốn khoảng 50 triệu EUR (1.400 tỷ VND) để nhập khẩu hạt kỷ tử.
Đây cũng là thực phẩm “hot” trên mạng ở Đức, thu hút sự chú ý của giới trẻ. Các cư dân mạng trẻ tuổi ở quốc gia này còn thường xuyên chia sẻ công thức chế biến kỷ tử sáng tạo và cực kỳ đa dạng.
Các siêu thị hữu cơ lớn ở Đức như DM, Muller, Reformhaus đều bày bán hạt kỷ tử với tên gọi “Goji-Beeren”. Sản phẩm này được bày bán chung với diêm mạch, quả Acai, hạt dền đỏ và được gọi chung là “đồ ăn siêu cấp”. Theo giải thích của một nhân viên siêu thị Reformhaus, “đồ ăn siêu cấp” thường dùng để chỉ các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thành phần dinh dưỡng cao.
Hạt kỷ tử - thực phẩm bổ dưỡng thường được sử dụng ở các nước châu Á
Ngoài hạt kỷ tử sấy khô thường thấy, tại Đức còn bán cả nước ép kỷ tử nguyên chất, nước kỷ tử cô đặc. Giá của kỷ tử sấy khô khá đắt đỏ, rơi vào khoảng 3 – 10 EUR/lạng (84.000 – 280.000 VND).
Tại châu Á, chúng ta thường dùng kỷ tử để nấu các món ninh, hầm hoặc cho vào trà cho thêm đậm vị. Còn ở Đức và một số quốc gia châu Âu khác, kỷ tử có khá nhiều cách thưởng thức mới lạ. Chẳng hạn như buttermilk (chế phẩm từ sữa được lên men, có dạng lỏng) trộn thêm kỷ tử, hạt yến mạch và trái cây để tạo nên bữa sáng phong phú dinh dưỡng. Họ còn trộn kỷ tử với sa lát, bánh ga tô để thưởng thức. Thậm chí có người còn nghiền nát hạt kỷ tử để làm thành mặt nạ dưỡng da.
Tại châu Á, chúng ta thường dùng kỷ tử để nấu các món ninh, hầm hoặc cho vào trà cho thêm đậm vị
Trước kia, 99% hạt kỷ tử ở Đức được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên giờ đây, ngành trồng kỷ tử ở các nước châu Âu bắt đầu nở rộ. Năm 2017, các doanh nghiệp của Pháp và Đức đã cùng hợp tác và đưa ra dự án trồng kỷ tử trong thời gian 20 năm.
Mục tiêu là trồng được hơn 7 triệu cây kỷ tử vào năm 2038 để thay thế việc nhập khẩu từ các nước châu Á.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...